Sau đó Úc và New Zealand cũng đã thông qua quyết định thắt chặt việc tiếp cận với thị thực lao động có tay nghề cao.
Theo ý kiến của nhà báo Nguyễn Đăng Phát, những sáng kiến kinh tế của Donald Trump và những biện pháp của các nước chư hầu của Mỹ trong bất kỳ trường hợp nào không tạo thành một mối đe dọa cho Việt Nam. Đặc biệt là trong những ngày gần đây Nhật Bản đã nới lỏng điều kiện nhập cảnh dành cho các lao động nhập cư, hiện nay ở Nhật Bản có hơn một triệu người nước ngoài đang làm việc, còn ở Thái Lan hiện có gần 1,5 triệu lao động nhập cư đến từ các nước ASEAN. Ông Nguyễn Đăng Phát nói:
"Theo tôi, không có gì nguy hiểm trong những sáng kiến kinh tế mới của Donald Trump. Cộng đồng kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của ASEAN đang tiến tới một nền kinh tế phi biên giới, để tự do lưu chuyển dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề. Công dân Việt Nam có thể làm việc ở Thái Lan và công dân Thái Lan — làm việc ở Việt Nam, chọn ngành nghề theo sở thích cá nhân.
Đây không phải là một mối đe dọa mà là một thách thức. Hôm nay, trong số những người di cư đa số là lao động có tay nghề thấp hoặc không có tay nghề. Đất nước chúng tôi phải tập trung vào nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ cao, thu hút không chỉ chuyên gia Việt Nam mà còn những chuyên gia từ các nước ASEAN khác làm việc tại các cơ sở đó".
Sắc lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ mà chúng tôi vừa nói ở trên là một bước mới trong quá trình thực hiện chương trình cải cách kinh tế do Donald Trump đề xuất, bao gồm cả việc đưa sản xuất trở lại Hoa Kỳ, đặc biệt là chuyển các nhà máy từ châu Á về Mỹ.
Những chính sách kinh tế của Tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động Việt Nam? GS Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga, có nghi ngờ trước việc Mỹ sẽ đưa các cơ sở sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Ông Mazyrin giải thích thêm:
"Chính sách này gây bất lợi cho các doanh nghiệp, họ đã bố trí các cơ sở sả xuất ở châu Á, kể cả ở Việt Nam, để cắt giảm chi phí. Câu hỏi lớn là: Liệu họ sẽ nghe lời ông Trump và trở lại nước Mỹ? Những thay đổi đột ngột trong chính sách của tân tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra trước mắt chúng ta và không khiến người ta tin tưởng rằng, ông Trump sẽ thực hiện nhất quán đường lối kinh tế mà ông đã công bố. Đặc biệt là đường lối này khác hẳn với con đường mà nền kinh tế Mỹ đã phát triển đến nay".
Nếu một số cơ sở sản xuất của Mỹ ngừng hoạt động ở Việt Nam thì điều đó sẽ không gây ra thiệt hại đáng kể cho thị trường lao động nội địa, — chuyên gia Nga nhận xét. Đặc biệt là Hoa Kỳ không phải là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất Mỹ đứng ở vị trí thứ chín. Trên địa bàn Việt Nam có cơ sở sản xuất của các tập đoàn Mỹ như Coca-Cola, PepsiCo, Microsoft và Intel, General Electric, Ford, Coffee Bean và một số công ty nhỏ hơn, với tổng số lao động địa phương khoảng 3-4 nghìn người. Các quốc gia chiếm ba vị trí hàng đầu trong danh sách đầu tư — Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản — không chỉ không có ý định đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, mà còn lên kế hoạch thành lập những cơ sở sản xuất mới. Ví dụ, Samsung xây dựng nhà máy mới tại TP Hồ Chí Minh sản xuất máy lạnh, máy giặt và TV, đầu tư 2 tỷ USD vào dự án này. Công ty LG đầu tư 1 tỷ USD vào dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất mới tại nhà máy ở Hải Phòng. Các công ty của Nhật Bản như Sony, Sanyo và Toshiba bắt đầu thực hiện những dự án mới trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Còn các công ty của Singapore đã tạo ra hơn 150 nghìn chỗ làm việc tại các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, và bắt tay thực hiện một dự án lớn hiện đại hóa cảng Sài Gòn.
Nếu các hãng sản xuất Mỹ rút khỏi Việt Nam thì lao động địa phương dễ tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất mợi, — ông Vladimir Mazyrin nhận định.