100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam

© REUTERS / Carlos BarriaDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đã từ lâu ở phương Tây có truyền thống đánh giá những tiến bộ nhà lãnh đạo mới thực hiện trong 100 ngày sau nhậm chức, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik viết.

Ngày 29/4 đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Báo chí bắt đầu phân tích đánh giá những kết quả của tân chủ nhân Nhà Trắng. Thế thì những chính sách mới của Mỹ trong trong quan hệ với Việt Nam đã được thực hiện như thế nào?

Nhiều người đã dự đoán rằng, mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam sẽ không xấu đi so với thời Barack Obama. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2016, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương.

Đó là một cuộc điện đàm quan trọng, nhưng, liệu cuộc trao đổi qua điện thoại có thể đảm bảo cho mối quan hệ song phương phát triển một cách ổn định và không có vấn đề?

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tân Tổng thống Hoa Kỳ: TPP - No, Việt Nam - Yes!
Hóa ra, không thể. Quyết định đầu tiên của Donald Trump gây khó chịu cho Việt Nam là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. TPP thất bại có nghĩa là Việt Nam không còn kỳ vọng vào việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt dệt may và thủy sản, sang thị trường Mỹ. Ngoài ra đã ghi nhận sự sụt giảm khối lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam. Trong khi nhiều người, kể cả trong chính phủ Việt Nam, vẫn tin vào khả năng cứu vãn hiệp định này, nhưng, kịch bản hồi sinh TPP khó thành hiện thực.

Quyết định thứ hai của Trump gây khó chịu cho Việt Nam liên quan đến ý muốn của ông thoát khỏi thâm hụt trong thương mại song phương với một số nước. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ lên tới 32 tỷ USD. Tân Tổng thống Mỹ đã ra lệnh điều tra thâm hụt thương mại. Chắc là Chính phủ Việt Nam cũng nên suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Để không "chọc giận" Trump, mà ông nổi tiếng như một người kiếm tiền giỏi nhất, nên suy nghĩ phải làm thế nào để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Quyết định thứ ba của chính quyền Trump khiến Việt Nam đau đầu là chính sách nhập cư mới. Như được biết, Donald Trump thực thi chính sách cứng rắn hơn trong lĩnh vực này so với các vị tổng thống tiền nhiệm. Mặc dù Việt Nam không liệt vào danh sách các quốc gia có công dân bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Mỹ, ví dụ như Syria và Iran, những Hoa Kỳ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp hoặc vi phạm luật pháp Mỹ, và điều đó có thể ảnh hưởng đến những người Việt Nam đang hiện diện ở Hoa Kỳ. Theo một số báo cáo, hiện nay những người Việt nhập cư và lao động bất hợp pháp ở Mỹ chiếm khoảng 15% tổng số lao động Việt Nam ở nước này.

Hoa Kỳ cũng đã hạn chế cấp thị thực cho người nước ngoài. Theo quy định cũ, những người đi du học tại Mỹ có thị thực cho 48 tháng, nhờ đó du học sinh Việt không lo lắng về các quyền của mình trong suốt thời gian học tập. Theo quy định mới thời gian được gia hạn visa du học giảm từ 48 tháng xuống còn 12 tháng. Và mỗi năm cần phải đi qua tất cả các thủ tục để gia hạn visa. 

Có lẽ, quyết định tiếp theo sẽ là một cú đánh vào dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ về cho gia đình ở Việt Nam. Như dự kiến, Hoa Kỳ ​​sẽ bổ sung thêm số thuế phải nộp về các giao dịch chuyển tiền.

Đây là một số kết quả trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Donald Trump có liên quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách của tân Tổng thống Hoa Kỳ đối với một số nước khác có vẻ cắng rắn hơn nhiều. Đủ để nhớ lại vụ không kích lãnh thổ Syria, "mẹ của tất cả những quả bom" mà Hoa Kỳ đã sử dụng ở Afghanistan, mối đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Bắc Triều Tiên. Tất cả điều này cũng đã xảy ra trong 100 ngày đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала