Đó chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam phản ánh trong các phương tiện truyền thông quốc tế những ngày gần đây. Sputnik mời các bạn theo dõi chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Mối quan tâm nổi bật của truyền thông thế giới tuần qua là cuộc nói chuyện điện thoại chiều thứ Năm giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử Donald Trump. "Tổng thống mới đắc cử Trump đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam, cũng như những chuyển biến tích cực trong quan hệ song phương. Ông cũng xác nhận nguyện vọng mong muốn hợp tác với Việt Nam nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hai nước", — hãng Reuters dẫn thông báo của Chính phủ Việt Nam. Trump đã có cuộc trò chuyện với hàng loạt nhà lãnh đạo châu Á, trong đó có các nước như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, hiện có liên quan tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, — International Business Times nhận xét. Tờ báo cũng viết rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận về con đường hiệp lực phát triển liên hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Nhưng đề xuất thương mại của Trump đi ngược với quan tâm của Hà Nội, vì rằng Trump phát biểu gay gắt chống lại dự án TPP mà Hà Nội từng gửi gắm niềm hy vọng to lớn.
Việt Nam không có TPP. Đây là đề tài được nói trong bài viết của các phương tiện truyền thông. Theo quan điểm của các chuyên gia, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác đã ký kết thỏa thuận về Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng triển vọng phê chuẩn thỏa thuận này ở chính Hoa Kỳ lại rất tù mù, khiến hiện thời văn kiện nhận quyết định từ chối phê chuẩn cả ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam đang tìm kiếm những cơ hội khác có thể phần nào bù đắp cho sự mất mát TPP, — báo viết. Hy vọng lớn hướng vào thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam, được ký kết trong năm nay, cũng như thỏa thuận FTA của Việt Nam với EAEU đã bắt đầu hiệu lực hồi tháng Mười, mở ra cho Việt Nam lối truy cập vào các thị trường 180 triệu dân. Việt Nam là thành viên của 16 hiệp định về thương mại tự do, trong đó có như là một thành viên của ASEAN, và cũng có thể trở thành một bộ phận của quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, mà khác với TPP, sẽ bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Về củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng, có bài viết của The Diplomat. Bằng chứng của việc này là sự kiện khu trục hạm tên lửa của Mỹ "Mustin» đã cập vào cảng biển quốc tế Cam Ranh của Việt Nam. Đây đã là chuyến thăm thứ ba của chiến hạm Mỹ tại hải cảng này của Việt Nam kể từ ngày mở cửa cho tàu nước ngoài.
Trung Quốc ra sức khẳng định sự thống lĩnh của họ đối với các đảo ở Biển Đông bằng mọi phương cách, kể cả trên tem bưu chính. Cơ quan Bưu điện trung ương Việt Nam đã đòi Trung Quốc tiêu hủy bộ tem phát hành hồi cuối tháng Mười, bởi vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đòi hỏi này được đưa ra một ngày sau khi Hà Nội phản đối việc Bắc Kinh cử hành cái gọi là "Kỷ niệm 70 năm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trở về Trung Quốc ".
Động tác của Việt Nam — từ chối năng lượng hạt nhân — tiếp tục thu hút sự chú ýcủa báo chí thế giới. South China Morning Post nhận xét rằng quyết định hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân xuất phát từ những cân nhắc về kinh tế do chi phí cao của chủ thể và đà giảm bớt nhu cầu về điện, cũng như những băn khoăn về môi trường. Tuy nhiên, từ chối sản xuất điện tại các nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam đã chọn điện than — mặc dù rẻ hơn, nhưng lại kém sạch về sinh thái. Theo dự báo, than sẽ chiếm 50% nguồn năng lượng so với mức 30% như hiện nay. Như vậy có thể thấy viễn cảnh không mấy sáng sủa: cam kết trách nhiệm của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc năm 2015 — về giảm lượng khí thải vào khí quyển khi đốt cháy các sản phẩm cacbon — đang đứng trước nguy cơ bị đổ bể.
Việt Nam tiếp tục mở cửa nền kinh tế của đất nước. Chính phủ dự định bán cổ phần cho các công ty nước ngoài trong Sabeco — tập đoàn Nhà nước lớn nhất về sản xuất bia, kiểm soát hơn 40% thị trường bia của Việt Nam, — The Wall Street Journal thông báo. Giá thành giao kèo tối thiểu là 1,8 tỷ USD, và như nhận xét của giới chuyên gia, đây có thể là giao kèo lớn nhất trong tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, được các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy như là thị trường đầy triển vọng, khiến họ dần chuyển doanh nghiệp của mình đến đây từ những nước có chi phí sản xuất cao hơn, cụ thể như từ Trung Quốc, — The Wall Street Journal phân tích.
Chúng tôi sẽ khép lại chuyên mục tổng quan bằng thông tin từ lĩnh vực y tế-chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh đã liên kết vào Phong trào vì sự an toàn của bệnh nhân (PSMF) — một tổ chức quốc tế đang phấn đấu để tới năm 2020 giảm xuống đến mức 0 số ca tử vong do thiếu chăm sóc tại bệnh viện, — như Enterprise Innovation cho biết. Như tuyên bố của người sáng lập Phong trào, ông Joe Kiani, bây giờ chỉ riêng trong các bệnh viện ở Mỹ hàng năm có hơn 200.000 người tử vong, bởi cái chết mà lẽ ra đã có thể ngăn chặn. "Chúng tôi cố gắng đảm bảo dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất để có kết quả lâm sàng tối ưu và đáp ứng sự mong đợi của người bệnh", — báo dẫn lời ông Lê Quốc Sử, Tổng Giám đốc Bệnh viện Quốc tế thành phố.