Mỹ muốn thay đổi Hiệp ước INF. Nhằm mục đích gì?

© AP Photo / Cliff OwenĐô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, trong buổi điều trần tại Thượng viện, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đã tuyên bố rằng, Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đưa Mỹ vào tình thế bất lợi so với các cường quốc khác trong khu vực, trước hết so với Trung Quốc.

Tàu sân bay USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Sự thay đổi đột ngột quy tắc hành động của người Mỹ nguy hiểm cho thế giới
Hoa Kỳ yêu cầu xem xét lại Hiệp ước quốc tế INF. Bước đi này có thể ảnh hưởng như thế nào đến châu Á? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận trên trang Sputnik:

Hiệp ước INF năm 1987 giữa Nga và Mỹ cấm phát triển hoặc triển khai các loại tên lửa hành trình và đạn đạo thông thường hoặc hạt nhân tầm trung có tầm bắn từ 500 đến 5.500km. Trong vài năm qua, Washington  đưa ra những cáo buộc khác nhau chống lại Matxcơva, dường như Nga vi phạm Hiệp ước INF. Cáo buộc gần đây nhất là Nga vi phạm Hiệp ước INF bởi vì tên lửa hành trình đặt trên mặt đất 9M729 đang được thử nghiệm và triển khai, là phiên bản của tổ hợp tên lửa hành trình trên biển Kalibr.

Về phần mình, Liên bang Nga cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm Hiệp ược INF, bởi vì trong thành phần hệ thống phòng thủ bờ biển Aegis (Aegis Ashore) mà Mỹ đang triển khai ở châu Âu có các bệ phóng có khả năng phóng không chỉ tên lửa đánh chặn mà còn tên lửa hành trình Tomahawk. Hơn nữa, Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung Hera để làm mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa của nước này. Cuối cùng, một số UAV tấn công của Mỹ hoàn toàn có thể được gọi là tên lửa hành trình.

Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Đô đốc Mỹ nêu các thách thức chính đối với Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Ở châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung, các chuyên gia Mỹ bày tỏ quan điểm rằng, cần phải làm thế nào để Hiệp ước INF không bao trùm châu Á. Trong trường hợp này, Washington sẽ có khả năng sau 1-2 năm nối lại quá trình sản xuất phiên bản mới nhất tên lửa hành trình mặt đất BGM-109G Gryphon. Nếu một số lượng đáng kể các tên lửa này được triển khai trong khu vực (ví dụ, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả tại Philippines  — nếu khí hậu chính trị sẽ thay đổi ở nước này) thì tiềm năng tấn công của quân đội Mỹ sẽ tăng lên đáng kể. Bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ có thể là việc chế tạo mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung mới để tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ vững chắc: trung tâm chỉ huy hoặc giếng phóng tên lửa.

Chắc là Trung Quốc sẽ cố gắng đáp trả những hành động như vậy của Mỹ, sẽ củng cố thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa và sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Và Nga cũng sẽ tăng cường tiềm lực quân sự ở vùng Viễn Đông.

Song, các hành động như vậy không góp phần củng cố sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương mà chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bất ổn này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала