Tham gia diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế sẽ có lãnh đạo của gần 30 quốc gia, trong đó có Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và những nhà lãnh đạo khác. Vì sao các nước khác nhau thể hiện sự quan tâm đến dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc?
Hợp phần thứ hai của dự án là "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21". Nó sẽ kết nối các cảng Trung Quốc với châu Âu qua Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Nhiệm vụ chính là cải thiện dịch vụ hậu cần và hành lang giao thông theo hướng này, xây dựng các tuyến đường sắt mới, nâng cấp các tuyến đường sắt cũ, xây dựng các cảng biển mới và hiện đại hóa các cảng cũ. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và rất quan trọng. Việc thực hiện thành công kế hoạch này sẽ giúp không chỉ liên kết các khu vực và các nước, mà còn sẽ làm thay đổi bộ mặt của nhiều thành phố và làng mạc, sẽ đảm bảo việc làm cho hàng triệu người dân và cải thiện điều kiện sống cho nhiều người.
Ý tưởng làm sống lại "Con đường tơ lụa" — tuyến đường giao thương huyền thoại cổ xưa đã từng kết nối các dân tộc châu Á và châu Âu thời Trung Cổ — được biết tới từ lâu. Trong năm 2008, tại thành phố Trobzone của Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã tham dự một diễn đàn kinh tế quốc tế của các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa thời cổ đại, tại đó các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ rất tích cực vận động hành lang cho ý tưởng này.
Ban lãnh đạo Nga rất tích cực hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc. Trong năm 2015, Nga và Trung Quốc đã ký bản tuyên bố chung tỏ ý sẵn sàng kết nối dự án "Liên minh Kinh tế Á Âu" và "Vành đai kinh tế của con đường tơ lụa", đã thành lập ủy ban liên chính phủ về nội dung này. Nga muốn để các dự án hậu cần của Trung Quốc kết nối với tuyến đường sắt xuyên Siberia và tuyến đường sắt Baikal-Amur. Hợp tác kinh tế của Matxcơva với Bắc Kinh và các nước Trung Á sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập trong khu vực trung tâm của lục địa Á-Âu. Ở đây nói không chỉ về hội nhập kinh tế, mà còn về việc mở rộng các mối liên hệ trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và du lịch ở khu vực này.
Dự án xây dựng các tuyến đường sắt ở Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia với sự hỗ trợ của Trung Quốc cũng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN. Trước đây Lào đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt, các nhà lãnh đạo của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã hy vọng vào sợ giúp đỡ của Liên Xô và Việt Nam. Nhưng, kế hoạch đó không thành hiện thực. Còn Trung Quốc đã bắt đầu các công việc xây và hứa đến năm 2020 sẽ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Vientiane với thành phố Côn Minh của Trung Quốc.
Có những người nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh. Họ lập luận rằng, Trung Quốc đề xuất sáng kiến này với mục đích vụ lợi — "vành đai" này sẽ giúp Bắc Kinh chinh phục các quốc gia khác, đặc biệt là các nước nhỏ. Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất sáng kiến này để phục vụ lợi ích quốc gia: sự phát triển năng động của đất nước này đòi hỏi phải có một hệ thống thúc đẩy dòng chảy thương mại, củng cố mối quan hệ kinh tế, kết hợp nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế của các nước và các tổ chức trong khu vực, mà theo ý kiến của các chuyên gia, trước hết với ASEAN và EAEC.
Tuy nhiên, thật sai lầm khi nghĩ rằng, chỉ có một mình Trung Quốc cần đến một tuyến đường sắt đi qua lãnh thổ một số nước ASEAN, một tuyến đường sắt do chính Trung Quốc xây dựng. Như tôi đã lưu ý, tuyến đường sắt này sẽ phục vụ lợi ích của các nước Đông Nam Á. Và nếu có những vấn đề còn chưa rõ, thì hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh được tổ chức để công khai trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến dự án "Một vành đai, một con đường".