Trung Quốc: Bước đột phá mới trong "ngoại giao dầu mỏ"

© AP Photo / Nabil al-Jurani, FileDầu mỏ
Dầu mỏ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc quyết định kết nối Iraq vào "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa", đồng thời ký kết với Baghdad các hiệp định khung về hợp tác quân sự và năng lượng. Đây là kết quả chính cuộc đàm phán giữa ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi.

Bắc Kinh đã đạt được hai bước đột phá theo hướng Iraq. Bước thứ nhất là đột phá chính trị. Trong bối cảnh cuộc nội chiến và một phần lãnh thổ Iraq nằm trong sự kiểm soát của các chiến binh "Nhà nước Hồi giáo", Trung Quốc đã không e ngại thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Iraq. Định dạng quan hệ này giữa Bắc Kinh và Baghdad tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự hợp tác song phương, — Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh như vậy trong buổi tiếp Thủ tướng Iraq.

Khai thác dầu - Sputnik Việt Nam
Sau 15-20 năm nhu cầu thế giới về dầu mỏ sẽ giảm?
Bước đột phá thứ hai của Trung Quốc là trong "ngoại ngoại giao dầu mỏ". Một hiệp định khung hợp tác năng lượng đã được ký với quốc gia OPEC đứng thứ hai sau Saudi Arabia về sản xuất dầu thô. Iraq đang xuất khẩu sang Trung Quốc một nửa khối lượng dầu sản xuất tại nước này. Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc chủ trương tích cực tham gia các dự án thăm dò khai thác và xây dựng nhà máy lọc dầu, hình thành sự hợp tác năng lượng lâu dài và ổn định với Iraq. Về phần mình, Thủ tướng Iraq cho biết, Bagdad hy vọng tăng cường sự hợp tác năng lượng với Bắc Kinh và thu hút vốn đầu tư của các công ty Trung Quốc vào lĩnh vực này.

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Iraq là một trong những tín hiệu cho thấy, Trung Quốc đang kích hoạt chính sách ngoại giao ở Trung Đông. Ngày 23 tháng 12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài bốn ngày. Bắc Kinh còn mời các đại diện phe đối lập Syria tới nước này “làm khách”. Các phương tiện truyền thông Iran trích dẫn nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết, Iran và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về chuyến thăm Tehran của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu điều này diễn ra thì Chủ tịch Trung Quốc sẽ là nhà lãnh đạo thứ hai của một cường quốc trên thế giới, đến Tehran sau khi IAEA khép lại "hồ sơ hạt nhân" Iran và phương Tây bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Iran.

Các chuyên gia đã lưu ý đến khả năng xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực. Ông Pavel Zolotarev, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada nêu nhận định về khả năng tránh được sự đối đầu rõ rệt giữa Bắc Kinh và Washington:


“Trung Quốc sẽ hành động vô cùng thận trọng, kiềm chế, nhưng theo sát các lợi ích quốc gia tại khu vực này. Dù mong muốn tới đâu, Hoa Kỳ vẫn sẽ thiếu khả năng hành động phản ứng – người Trung Quốc không cho phép họ có lý do lộ liễu để làm điều này, trong khi đó bằng mọi giá sẽ đạt mục tiêu của mình.”


Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm trước bất kỳ mối đe dọa tới nguồn nhiên liệu năng lượng từ nước ngoài. Washington biết rõ điều này. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển nên "phụ thuộc dầu mỏ" sẽ tiếp tục tăng. Mọi gián đoạn nhập khẩu dầu đều là mối đe dọa cho Trung Quốc.


 Vì thế, không ai loại trừ khả năng Hoa Kỳ thực hiện những nỗ lực mới hòng gây mất ổn định trong khu vực, tìm cách "trừng phạt" Trung Quốc bằng công cụ kinh tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала