Mỹ có thể triển khai PAC-3 ở Baltic
Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Litva, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mettis nói rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Hoa Kỳ triển khai ở Đông Âu và có thể là ở các nước Baltic là điều rất cần thiết.
Ông cho biết, Nga cũng đã triển khai vũ khí của họ trong khu vực và họ biết rằng hoạt động của Mỹ ở Litva hoặc bất kỳ quốc gia dân chủ khác không gây ra mối đe dọa nào cho nước Nga, bởi đây là các hệ thống phòng thủ, nhằm đảm bảo chủ quyền của các quốc gia.
Khi các phóng viên hỏi về khả năng triển khai tổ hợp tên lửa tầm xa Patriot tại các nước Baltic, ông Mattis nói rằng vấn đề này cần được giải quyết thông qua đàm phán và trong những thời điểm nào mà Washington và khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cho rằng đó là điều thiết.
Theo ông Dmitry Danilov — Trưởng phòng An ninh châu Âu của Viện Châu Âu, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, Mỹ rất quan tâm đến việc mở rộng hiện diện quân sự tại các nước vùng Baltic — những quốc gia thuộc Liên Xô cũ, nằm sát sường phía Tây của nước Nga.
Ông Dmitry Danilov nhận định, điều này minh chứng rằng, Mỹ không thay đổi quan điểm của mình đối với khối NATO, với phòng thủ tập thể trong khuôn khổ NATO và đối với các kế hoạch đã được các nước trong liên minh thông qua từ thời chính quyền Mỹ trước đây.
Không nghi ngờ gì là tất cả những điều này sẽ được thực hiện, điều đó quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NATO sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, nhất là trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 5 tại Brussels.
Ngoài ra, ở đây còn có logic quân sự: Nếu bố trí các đối tượng với sự hiện diện của Mỹ ở Đông Âu thì cần phải bảo vệ chúng. Cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, phải lập trụ sở, kho tàng…, mà tất cả những cái đó đều là tiền và có thể sẽ chạy vào túi những con cá mập quốc phòng Mỹ.
Do đó, người Mỹ quan tâm đến thực tế là các hoạt động đó phải được thực hiện bằng bất cứ cách nào — ông Dmitry Danilov nói trong buổi phỏng vấn với hãng thông tấn Nga Sputnik.
Ông lưu ý rằng, các phương án triển khai tổ hợp tên lửa phòng không Patriot có thể khác nhau, có thể là trên cơ sở tạm thời hoặc cũng có thể là vĩnh viễn, nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc là đều phải có lợi cho Hoa Kỳ.
Mỹ muốn trói đồng minh vào “cỗ xe chống Nga”
Vừa qua, Ba Lan tuyên bố họ sẵn sàng mua 8 hệ thống phòng không Patriot 3 (PAC-3) của Mỹ. Điều này không chỉ đơn thuần là một thương vụ vũ khí thông thường mà nó bao hàm nhiều ý nghĩa.
Thứ nhất là đối với Washington, đây là phương án lý tưởng cả về chính trị, quân sự và thương mại. Hệ thống này rất đắt tiền, việc triển khai hệ thống PAC-3 sẽ khiến những tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ kiếm được những hợp đồng béo bở, mà đó mới chính là những “ông chủ giấu mặt” của đất nước Mỹ.
Thứ hai là Washington biết rằng, tăng cường năng lực quốc phòng châu Âu chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa tại Mỹ, do đó, nhất định họ sẽ thổi phồng mối đe dọa từ Nga để buộc các đồng minh phải mua sắm thêm vũ khí, phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào ông chủ Hoa Kỳ.
Thứ ba là buộc đồng minh vào “cỗ xe tù” chống Nga. Giới quan chức quân sự Nga nhiều lần tuyên bố rằng, việc sau khi Liên bang Xô viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa châu Âu sụp đổ, khối Liên minh Quân sự Warszawa tan rã, NATO không chịu giải thể là nhằm mục đích tiếp tục chĩa mũi nhọn vào Moscow, xiết chặt vòng vây xung quanh Nga.
Giới chức lãnh đạo Moscow cho rằng, Mỹ đã tiếp nối cuộc đối đầu Xô-Mỹ bằng việc lãnh đạo khối NATO liên tục bành trướng về phía Đông, kết nạp thêm thành viên thuộc Liên Xô cũ, xây dựng thêm các căn cứ quân sự và triển khai vũ khí hạng nặng ở các nước này.
Nguyên nhân là bởi Mỹ không muốn thấy bất cứ cường quốc nào nổi lên để thức thức địa vị thống trị toàn cầu của họ nên đã tái hiện “Chiến tranh lạnh 2”, mê hoặc các đồng minh bằng “mối đe dọa ma quỷ từ Nga”, lôi kéo họ vào “cỗ xe tù” chống Nga một cách điên cuồng.
Nguồn: baodaoviet