Đã ghi nhận một xu hướng toàn cầu — làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ các nước có điều kiện kém thuận lợi, kể cảtừ Trung Quốc, vì ở Việt Nam có sẵn lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, trẻ trung và có kỹ năng cao. Tất cả điều này tạo cơ sở để rút ra kết luậnrằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành "con hổ châu Á" mới. Chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, đã viết về con đường của Việt Nam tới mục tiêu này trong cuốn sách chuyên khảo "Nền kinh tế Việt Nam ngày nay. Kết quả của 25 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường" được xuất bản vào năm 2012. "Tôi nghĩ rằng, trong vòng 5 năm tới — tối đa là 10 năm tới — Việt Nam sẽ đặt được mục tiêu này," — Giáo sư Mazyrin nói.
Dân số Việt Nam đang "già" đi rất nhanh. Nếu 10 năm trước đây mức lương trung bình tại các doanh nghiệp, ngay cả với sự tham gia của nước ngoài, là 30-40 USD, thì hiện nay chỉ số này lên đến 300-400 USD. Nếu xu hướng này tiếp tục thì sau 10 năm nữa các nhà đầu tư nước ngoài không còn quan tâm đến nguồn nhân lực Việt Nam. Đặc biệt là Việt Nam muốn phát triển các công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ học vấn, kết quả là sau 5-10 năm nữa phân khúc lao động giá rẻ sẽ bị thu hẹp và trên thị trường lao động Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều chuyên gia có trình độ cao."
Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Nga, thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm tới Việt Nam, điều đó sẽ không làm tổn thương nền kinh tế của đất nước này. Nhờ những cải cách có hiệu quả ở Việt Nam đã thành lập cơ sở vững chắc của nền kinh tế thị trường — đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tầng lớp này bắt đầu xuất hiện những công ty lớn có thể chiếm chỗ của các tập đoàn đa quốc gia. Không phải ngẫu nhiên các tỷ phú Việt Nam đã lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định có thể thay thế những lợi thế của lao động giá rẻ. Nhờ đó ở Việt Nam sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các công ty thành công, và đây là bí quyết của "phép lạ kinh tế Việt Nam".