Theo truyền thống, tại các cuộc gặp này họ thảo luận về các vấn đề quốc tế có tầm quan trọng lớn nhất. Xét theo nội dung bản tuyên bố chung đã được thông qua theo kết quả hội nghị thượng đỉnh, lần này họ cũng làm như vậy: bản tuyên bố nhắc đến các chủ đề như Syria, Ukraina, bán đảo Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik Việt Nam viết.
Dù bản tuyên bố này bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến trình hòa bình mà mọi người cũng tán thành, nhưng, tôi vẫn có những nghi ngờ. Các nước trong khu vực đang tìm kiếm giải pháp ngoại giao mà tất cả các bên có thể chấp nhận được để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Điều này thấy được rõ qua kết quả hai chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Duterte, qua kết quả các chuyến đi Trung Quốc được tổ chức trong năm nay của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Chứng tỏ về điều đó là hoạt động của các bên liên quan nhằm soạn thảo bộ quy tắc ứng xử ở Đông Nam Á, thời gian gần đây hoạt động này phát triển nhanh hơn. Vì sao nhóm G7 nhắc lại sự thật quá rõ ràng? Theo tôi, đây là một âm mưu quốc tế hóa cuộc xung đột này.
Khi đọc bản tuyên bố được thông qua ở Sicily, trong trí tôi chợt nảy ra câu hỏi: Liệu Mỹ và Nhật Bản mà các tàu chiến của họ đang hiện diện ở vùng Biển Đông, cũng sẵn sàng "phi quân sự hóa" khu vực này? Hoặc yêu cầu này chỉ có liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam?
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phản đối bản tuyên bố mà Hội nghị thượng đỉnh G7 thông qua, mặc dù trong văn kiện Sicilia không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc. Bắc Kinh thường không thích khi các thế lực bên ngoài cố can thiệp vào công việc của khu vực, nơi Trung Quốc có lợi ích quốc gia. Và thực tế phụ thuộc nhiều vào hành động của Trung Quốc hơn là tuyên bố của nhóm G7. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa khẳng định rằng, Bắc Kinh quan tâm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.