Được tài trợ bởi quỹ nhà nước Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và nhà tỷ phú George Soros, Trung tâm nghiên cứu các tổ chức tội phạm và tham nhũng (OCCRP) mới đây công bố một bài báo, theo đó các quan chức an ninh, ngoại giao và đại diện các tổ chức khác của Nga bị cáo buộc đã cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ nước Macedonia bằng cách phát tán "các tin tức và thông tin sai lệch" dựa theo lợi ích của Nga. Kết luận như vậy được thực hiện dựa trên một số "tài liệu", một số trong đó là các báo cáo của an ninh Macedonia. Bản sao của "tài liệu", hai đoạn rời rạc minh họa cho bài viết, không có bất kỳ dấu hiệu nào là thuộc cơ quan an ninh Macedonia, ngoại trừ việc nó được viết bằng ngôn ngữ Macedonia.
"Nguồn gốc của vụ bê bối này không nằm trong nước Macedonia. Cánh hữu, liên minh cầm quyền, tổng thống và phe đối lập nước này còn đang bận rộn với các vấn đề nội bộ của chính mình.", — nhà chuyên gia nói với Sputnik.
Theo ông, "chắc chắn không ai trong nước Macedonia nghiêm túc tin rằng Nga có thể can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ, ngoài ra do sự bất ổn chính trị ở đất nước này, trong những năm gần đây quan hệ Nga và Macedonia không được phát triển mấy." Ông chỉ ra rằng Nga không có nhu cầu đặc biệt để đặt cược vào một lực lượng chính trị nào, vì chính sách đối ngoại của liên minh cầm quyền và phe đối lập khá giống nhau về nguyên tắc.
"Vấn đề là bây giờ ý tưởng về việc Nga can thiệp vào bầu cử và công việc nội bộ các nươc rất phù hợp với xu hướng chung ở phương Tây. Liên minh châu Âu và Mỹ cần thiết phải tạo ra một hình ảnh nước Nga tiêu cực để củng cố vị trí của họ tại Balkan" — ông Iskenderov nói.
Ông lưu ý rằng trong "những tháng gần đây, giới truyền thông phương Tây, kể cả những cơ quan có uy tín đã có những bài viết phân tích cho thấy EU suy giảm quan tâm tới khu vực Balkan, trên thực tế các nước Balkan từ chối triển vọng gia nhập Liên minh châu Âu, và do đó Balkans sẵn sàng cho việc chuyển sang vùng ảnh hưởng của Nga".
"Trong bối cảnh này, các nghiên cứu và bài viết như vậy được đưa ra để đảo ngược tình hình, thu hút công chúng phương Tây chú ý đến vấn đề này, để cố gắng lấy từ các cấu trúc chính trị và tài chính của EU chi phí cho các dự án khác nhau liên quan đến vùng Balkans, "- chuyên gia cho biết.
Ông chỉ ra rằng "Nga được thể hiện như là kẻ thù của các dân tộc Balkan." "Điều này không chỉ áp dụng cho Macedonia. Những cáo buộc như vậy cũng được nêu lên với Montenegro và thậm chí Serbia. Sau đó, EU trên cơ sở đó sẽ có các thỏa thuận nhất định với các nước Balkan vì lợi ích riêng của họ, và Hoa Kỳ, về phần mình, tăng cường vị thế quân sự, chính trị của mình, như những gì đang xảy ra hiện nay ở Montenegro", — ông Iskenderov kết luận.