Cũng như các chính trị gia phương Tây, họ buộc tội các phương tiện truyền thông Nga phổ biến tin tức sai sự thật, đặc biệt là đối với RT và Sputnik.
Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ cũng tạo ra và phát tán thông tin giả mạo, cáo buộc tổng thống Donald Trump.
"Xin lỗi, thưa các bạn, nếu tôi dựa vào tin tức giả mạo của CNN News, NBC, ABC, CBS, Washington Post hay New York Times, tôi sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử," — Trump viết trong Twitter ngày 6 tháng 6.
Sorry folks, but if I would have relied on the Fake News of CNN, NBC, ABC, CBS, washpost or nytimes, I would have had ZERO chance winning WH
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) 6 июня 2017 г.
"Vì vậy, không thể giành chiến thắng trong chiến tranh thông tin nếu sử dụng tin bịa đặt. Bởi vì nạn nhân là những người dân thường. Điều đó sẽ dẫn đến thực tế là người dân quay lưng lại với truyền thông và sẽ tìm kiếm nguồn thay thế khác," bà Zakharova nói.
Nhà nghiên cứu chính trị, Trưởng bộ môn lịch sử các nước phương Đông của Đại học Liên bang St. Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov tiếp tục phát triển ý đó.
"Tại diễn đàn đã nêu lên thông tin rằng, trong vài năm trở lại đây, ở phương Tây, mức độ tin tưởng vào phương tiện truyền thông của các nước đó đã giảm hơn một nửa. Đây là chỉ số nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Khi truyền thông bắt đầu phục vụ lợi ích cho bộ phận chính trị nào đó, họ bắt đầu đánh mất ảnh hưởng của mình. Người đọc không muốn bị lừa bịp, cho nên khi có các ấn phẩm cung cấp thông tin có liên quan, như RT và Sputnik, người ta bắt đầu sử dụng các kênh thông tin như vậy. Tin tức giả gây ra những tổn hại đáng kể về tâm lý, chính trị và kinh tế. Tại SPIEF thậm chí có đề nghị áp đặt trách nhiệm hình sự đối với việc sản xuất và phát tán tin giả. Một trong những thông tin giả nổi tiếng nhất thời đại chúng ta là phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tại LHQ, với ống nhỏ đựng đường, bà ta tuyên bố đó là vũ khí sinh học, được cho là sản xuất tại Iraq. Và cuộc xâm lược Iraq đã bắt đầu với thông tin bịa đặt như vậy, hậu quả là nước này đến nay vẫn đang diễn ra nội chiến, hàng triệu người thiệt mạng và trở thành những người tị nạn. Tại nước này đã nảy sinh ra IS — tổ chức khủng bố đầu tiên trên thế giới. Và không ai chịu trách nhiệm về chuyện đó."
Cuộc chiến chống tin giả là công việc hệ thống. Và nếu xã hội dân sự phương Tây không đòi hỏi ngừng sản xuất tin giả, chuyện đó sẽ giống như những đứa trẻ từ Hamelin, đ theo tiếng sáo đến xứ sở vô định. Sự lây lan tin giả trở nên giống như dịch bệnh tâm thần. Cần có phản ứng của bộ phận lành mạnh trọng cộng đồng báo chí, cần có những biện pháp quyết liệt. Bởi vì thông tin sai lạc làm thay đổi chương trình tin tức thực tế. Vì vậy chúng ta phí nhiều thời gian và năng lượng để thảo luận những tin giả, trao đổi cáo buộc lẫn nhau hoặc bào chữa, thay vì giải quyết rất nhiều vấn đề thiết yếu trong thực tế thế giới, chuyên gia Nga khẳng định.