Tại sao John McCain thường sang Việt Nam mà không thể đến Nga

Đăng ký
Một vài ngày trước, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã một lần nữa đến thăm Việt Nam, bình luận viên Sputnik, ông Piotr Tsvetov viết.

John McCain - Sputnik Việt Nam
Tình báo Nga đã mua chuộc khi ông McCain tham chiến ở Việt Nam?
Đây là chuyến thăm chính thức của Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Hoa Kỳ, do John McCain dẫn đầu. Vị khách Mỹ được Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp. Hai bên nói chuyện về triển vọng phát triển quan hệ giữa hai nước. Xét theo tin tức trên báo chí, cả hai bên đều hài lòng với kết quả cuộc gặp.

Thượng nghị sĩ John McCain không được người Nga yêu thích. Không ngẫu nhiên mà dân Nga coi ông ta là "chính khách Mỹ bài Nga ráo riết nhất". Thứ nhất, McCain trước đây cũng như bây giờ luôn đòi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga cứng rắn hơn. Thứ hai, McCain là một trong những người khởi xướng việc gạt Nga ra khỏi nhóm G-8. Một vài ngày trước ông ta gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "tên du côn", là "kẻ sát nhân" Trước nữa, cách đây ba năm, McCain từng viết bài báo "Người Nga xứng đáng được hưởng điều tốt đẹp hơn là với Putin", thực sự kích động dân Nga thay Tổng thống. Vì những lời nói và việc làm như vậy, McCain xứng đáng có tên trong danh sách những người bị từ chối nhập cảnh vào Liên bang Nga.

John McCain là đối thủ về ý thức hệ của Nga. Ông ta cho rằng, vì không chia sẻ các giá trị cơ bản của Mỹ, chính phủ Nga không thể là bạn hoặc đối tác của Mỹ. Tư tưởng này McCain xác định cách hành xử của McCain trên toàn thế giới. Ông ta đứng đầu Viện Cộng hòa quốc tế (IRI), hoạt động chính thức để truyền bá dân chủ ra khắp thế giới, nhưng trên thực tế lại can thiệp vào công việc của các quốc gia chủ quyền, nhằm lật đổ hệ thống chính trị của họ. Giới chuyên gia ở các nước khác nhau cho rằng IRI từng dự phần vào một số cuộc đảo chính ở châu Mỹ Latinh và các sự kiện "Mùa Xuân Ả Rập". Ở Ukraina, McCain ủng hộ nhà lãnh đạo "Cách mạng Cam" và Euromaidan. Ông ta yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Kiev để đối đầu với Nga. Tại Belarus, McCain ủng hộ phe đối lập chống Tổng thống Lukashenko, người mà ông gọi là "nhà độc tài cuối cùng của châu Âu"

John McCain (hàng dưới, bên phải) trước khi lái máy bay đi ném bom Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Ở Matxcơva có thể thấy ông McCain trong nhà tù Việt Nam

Tuy nhiên, đối với Việt Nam Thượng nghị sĩ McCain dường như cư xử một cách thích hợp và thậm chí thân thiện. Nhiều người cho rằng đó là do tình nghĩa từ cách đối xử nhân đạo mà ông ta được nhận khi ở tù tại Hà Nội từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973.  Không nên quên là khi trở về quê hương, McCain thường xuyên rêu rao ông ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam tra tấn dã man. Và thậm chí để người Mỹ thấy người Việt Nam đã đánh đập ông ta như thế nào, năm 1973, ông ta đã chống nạng đến cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Nixon.

McCain là con người xảo quyệt và láu cá. Bằng lời nói và hành động theo hướng Việt Nam, ông ta muốn hai nước xích lại gần gũi, buộc công chúng quên đi những tội ác của Mỹ, biến một phần nhất định nào đó trong giới lãnh đạo Việt Nam thành tay trong của Mỹ, để sau đó áp đặt nền dân chủ Mỹ cho Việt Nam. Suốt cuộc đời trưởng thành của mình, McCain đã làm việc  để giải quyết những vấn đề như vậy. Theo ý kiến ​​của tôi, trong ý nghĩa này, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала