Ở vịnh Bắc Bộ đang hoàn thành đợt tuần tra chung của tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc. Trong khu vực Đà Nẵng, các tàu hải quân Việt Nam và Nhật Bản đang tiến hành diễn tập chung. Họ huấn luyện hành động tương tác trong trường hợp truy đuổi những kẻ săn bắt cá trộm hay quân cướp biển. Cả Indonesia, Philippines và Malaysia cùng tuần tra trong vùng biển chung. Lực lượng an ninh của ba nước này đang làm công việc quan trọng: ngăn chặn việc di chuyển của những kẻ khủng bố Hồi giáo đến vùng Đông Nam Á. Không có gì bí mật đối với tất cả mọi người, việc nhóm IS đánh mất vị trí trong khu vực Trung Đông và đang tìm cách điều chuyển chiến binh của mình trong các nước Đông Nam Á, nơi có số lượng khá lớn cư dân Hồi giáo sinh sống.
Tất cả những sự kiện này có thể được đánh giá theo những cách khác nhau, nhưng với tôi, có vẻ như bối cảnh này chứng tỏ rằng trong khu vực châu Á có đủ ý thức và sức mạnh để các dân tộc châu Á hợp tác hành động trong việc đối phó với những mối nguy cơ đe dọa đối với thế giới hiện đại như chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn nhìn thấy sự hợp tác giữa các bên tranh chấp có liên quan đến cả những lĩnh vực kinh tế phi quân sự. Hiện nay, nếu theo những nguồn thông tin khan hiếm không chính thức, các nước ASEAN và Trung Quốc đang tiến gần đến phần kết Bộ Quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông. Tuy nhiên tạm thời vẫn chưa rõ chính xác nội dung của tài liệu này, và liệu trong đó có xác định triển vọng cùng phát triển khai thác vùng Biển Đông hay không.
Tranh chấp về các vùng biển và hải đảo không phải là hiếm trong thế giới chúng ta. Nhưng liệu có cần thiết phải giải quyết những vấn đề này bằng vũ lực hay đe dọa vũ lực?
Cũng trong năm 1994, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Israel, Jordan và Ai Cập về hợp tác khu vực ở Biển Đỏ. Ba nước công nhận Vịnh Aqaba / Eilat là khu vực tài nguyên thiên nhiên và kinh tế đặc biệt. Hệ thống chung về cảnh báo và phòng ngừa thảm họa môi trường đã được thành lập. Và khi vào năm 1995, 30 tấn xăng đổ ra biển, bằng những nỗ lực chung của các chuyên gia Israel và Ả Rập, hậu quả của của thảm họa này đã nhanh chóng được khắc phục.
Hợp tác hòa bình của Israel và Jordan trong khu vực tranh chấp Biển Đỏ vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Liệu thực tế này có thể là một tấm gương để các nước tham gia tranh chấp ở Biển Đông noi theo hay không?