Làm thế nào để cải thiện tình hình, để Nga không để mất một nước bạn tại một trong những khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới? Điều này sẽ được thảo luận trong thời gian chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Các độc giả của trang web Sputnik Việt Nam nhận xét rất đúng rằng, ở Việt Nam, Nga khó có thể cạnh tranh với Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, ô tô. Nhưng, Nga có rất nhiều cơ hội khác để mở rộng sự hiện diện kinh tế tại Việt Nam. Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga, đã chuẩn bị những đề xuất cho cuộc gặp thượng đỉnh.
"Tình hình khi các nước phát triển nhất thống trị các ngành chiến lược của nền kinh tế của Việt Nam đang đe dọa chủ quyền kinh tế và cuối cùng cả chủ quyền chính trị của Việt Nam. Một phương án thay thế là việc mở rộng sự hiện diện của Nga trong những ngành kinh tế Việt Nam nơi Nga giữ vị trí hàng đầu trong thị trường thế giới, và có khả năng trên thực tế, và điều quan trọng nhất — trên cơ sở bình đẳng, giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là ngành năng lượng hạt nhân, ngành công nghiệp vũ trụ, ngành khai thác dầu khí, hiện đại hóa mạng lưới đường sắt, lắp ráp xe ô tô và các loại xe quân sự, ngành đóng tàu và chế tạo máy bay, khai thác và sử dụng trong công nghiệp các khoáng sản như bauxite, titan, uranium, kim loại đất hiếm.
Một yếu tố kìm hãm quá trình phát triển thương mại và đầu tư giữa hai nước là việc thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, rõ ràng là cả hai quốc gia đều phụ thuộc vào các nhà quản lý phương Tây. Hai bên đã thừa nhận tầm quan trọng của việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Các đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Á cũng đang đi theo hướng này. Tại Việt Nam nên tạo ra cơ sở hạ tầng thanh toán bằng rúp, và tại Liên bang Nga — để thực hiện các giao dịch bằng VNĐ, để ký kết một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương càng sớm càng tốt.
Sau khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước này tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) hàng đầu. Nhưng, cùng với những lợi ích, điều đó mang lại những thách thức nghiêm trọng. Trên thực tế Việt Nam không có cơ hội để tăng tỷ lệ của mình trong giá trị gia tăng của sản phẩm và xúc tiến sản phẩm, có thể bất cứ lúc nào mất vị trí hiện tại của mình nếu TNC di chuyển cơ sở sản xuất đi nơi khác. Để khắc phục tình trạng bế tắc, nên tham gia các mạng lưới sản xuất và phân phối mới với điều kiện thuận lợi hơn. Một cơ chế như vậy là EAEU, mà Việt Nam đã ký thỏa thuận FTA với tổ chức này. Nếu có đầu tư nghiêm túc, xây dựng hậu cần, thành lập các xí nghiệp liên doanh và mang hàng đến tận nơi thì điều đó sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc và những mất mát của Việt Nam.
Trong khuôn khổ FTA trước hết nên phát triển thương mại với các loại hàng hóa đã nhận được hoặc sẽ nhận được trong những năm tới thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% hoặc bằng mức thấp nhất. Để có như vậy nên khuyến khích bằng mọi cách các xí nghiệp quốc doanh và công ty tư nhân để mua sắm lô hàng lớn, xúc tiến trong các mạng lưới bán lẻ của hai nước như Metro và Auchan. Nga và Việt Nam có một cơ hội hiếm để cải thiện vị trí của mình trên thị trường của hai nước.
Cả hai quốc gia đều là các nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới — lúa mì và gạo, nhưng, điều đó chưa mang lại những lợi ích đáng kể, và trong thời gian khủng hoảng cả hai chịu thiệt hại lớn trong thị trường toàn cầu. Có chú ý đến tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới và tình hình khó khăn ở nhiều khu vực, vấn đề an ninh lương thực sẽ nổi lên hàng đầu và sẽ là rất nghiêm trọng trong tương lai. Trong điều kiện này, hai nước chúng ta có thể đạt được lợi thế chiến lược, thành lập Liên minh ngũ cốc cùng với một số nước đang phát triển — các nhà lãnh đạo của ngành này (Argentina và một số nước khác). Liên minh này sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các thành viên và các đối tác, thiết lập sự kiểm soát trên thị trường lương thực thế giới.
Các biện pháp này và một số biện pháp khác phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu không, Nga sẽ chỉ còn lại trong ký ức tươi đẹp của các thế hệ người Việt Nam trước đây."