Việc dỡ hàng đòi hỏi phải đặc biệt cẩn trọng, do đó đã kéo dài thời gian lưu cảng. Trước tối hậu thư của Mỹ phải rời cảng mà không hoàn thành việc dỡ hàng, đội chỉ huy và đoàn thủy thủ đã từ chối, với sự đồng ý của Matxcơva. Và khi việc bốc dỡ đã hoàn thành — lối ra khỏi cảng đã bị người Mỹ rải kín thủy lôi.
Đoàn thủy thủ trở thành nhân chứng chứng kiến những vụ đánh bom thảm khốc dữ dội của Mỹ ném xuống Hải Phòng và khu vực lân cận. Mặc dù tàu hàng Liên Xô và tàu các nước khác đã trở thành một tấm khiên chắn cho cảng, bom đã phát nổ ngay gần họ không phải chỉ một lần. Ngày 26 tháng Sáu, ví dụ, các công nhân cảng Việt Nam chuyển đồng đội bị thương của mình đến tàu "Michurin" để được giúp đỡ. Bác sĩ của tàu đã lấy những mảnh bom ra khỏi lưng anh ta.
Thực tế, máy bay Mỹ mỗi ngày trong khoảng một hoặc hai giờ ném bom xuống thành phố và các vị trí của Quân đội nhân dân Việt Nam. Yuri Demchenko đặc biệt nhớ ngày 19 tháng 11 năm 1972 với 11 phi vụ ném bom.
"Máy bay, — như ông viết trong hồi ký của mình — bay từng đàn theo kiểu làn sóng nối tiếp làn sóng, gieo rắc cái chết. Căn cứ quân sự, kho tàng và nhà cửa bốc cháy. Tên lửa phòng không, pháo cao xạ bắn lên gần như không ngừng.Hàng loạt cột khói màu đen nâu treo lơ lửng phía trên bãi biển và trên mặt biển. Tổn thất thương vong dân sự là rất cao. Tất cả điều này gây ra lòng căm hận trong chúng tôi đối với bọn xâm lược Mỹ ".
Cùng với thành viên của đoàn thủy thủ mới, nhóm thủy thủ- thợ lặn của hai hạm đội Biển Đen và Thái Bình Dương của Liên Xô đã đến Hải Phòng- họ bắt đầu rà phá bom mìn vùng biển bên trong cảng Hải Phòng. Và ngày 30 tháng Một năm 1973, không chờ người Mỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ dọn sạch thủy lôi lối vào cảng, con tàu " Dalnhiy " tiến vào cảng, tàu "Tunguska" chờ trên bến dỡ hàng — tuyến đường hàng hải tới Hải Phòng bắt đầu hoạt động trở lại. Nhưng vẫn cần phải sống cho đến ngày đó.
Yuri Demchenko nhớ lại mối quan hệ thân mật và thân thiện giữa thủy thủ với những cư dân người Việt trong thành phố, ở những nơi đôi khi họ có thể rời cảng đến với công nhân cảng và những người lính, đặc biệt với xạ thủ chống máy bay, pháo cao xạ của họ được bố trí hầu như ngay bên cạnh con tàu.
Vào đầu tháng 1 năm 1973, "Michurin" lại thay đổi nhân sự và các thủy thủ, bao gồm cả Yuri đã Demchenko đã trở về Matxcơva bằng máy bay. Mỗi thủy thủ trở về nhà mang theo Huân chương "Hữu nghị" Việt Nam trao tặng.
Yuri Demchenko viết, sau Chiến thắng, con tàu một lần nữa đến với cảng Hải Phòng, nhân viên làm việc trên cảng và cư dân thành phố hân hoan chào đón họ với niềm vui đặc biệt. Và cũng với tấm lòng như vậy đối với tất cả tàu khác đã ở lại bến cảng trong cuộc bao vây.
"Các bạn đã cứu cảng!" — Người Việt Nam tỏ lòng biết ơn với thủy thủ.