Mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ và cuộc diễn tập chung của hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ, Facebook và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, thời kỳ hoàng kim của ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội hạn chế xe máy, những người Việt ngày càng yêu bia và truyền thống chọi trâu Việt nam — đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Tuần này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thực hiện chuyến thăm chính thức bốn ngày tới Ấn Độ và đã tham gia Đối thoại Dehli là diễn đàn quan trọng giữa ASEAN và Ấn Độ. Bình luận về sự kiện này, tờ báo Ấn Độ Economic Times viết: phát biểu tại diễn đàn ở New Delhi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố rằng, Ấn Độ có thể đóng vai trò to lớn hơn ở Đông Nam Á, đặc biệt ở vùng Biển Đông. Trung Quốc phản đối những kế hoạch khai thác dầu mà Ấn Độ mà Việt Nam có ý định thực hiện ở Biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố rằng, họ có chủ quyền không thể tranh cãi tại đó. Tuy nhiên, Ấn Độ bác bỏ hoàn toàn phản đối của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng, sự hợp tác với Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế. Còn tờ báo Catch News nói thẳng thừng: Việt Nam muốn để Ấn Độ là một phần trong lực lượng đang cố gắng đối phó với Trung Quốc.
Việt Nam tăng cường khai thác dầu trong khu vực biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Hà Nội gia hạn thêm hai năm nữa việc nhượng quyền khai thác dầu mỏ tại lô dầu khí 128 cho công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh. Xa hơn về phía Nam của lô 128, công tác khoan dò đã khởi đầu tại một lô cùng sở hữu bởi công ty quốc doanh dầu khí Petrovietnam, công ty Repsol của Tây Ban Nha và công ty Mubadala Development của United Arab Emirates. Hậu quả của hoạt động này là việc hủy bỏ cuộc gặp quốc phòng của Trung Quốc và Việt Nam, tờ U.S. News & World Report cho biết.
Theo báo chí Hoa Kỳ, cuộc diễn tập chung của hải quân Việt Nam và Mỹ là cách phản ứng với những căng thẳng ngày càng tăng trong khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập hải quân đã bắt đầu một vài ngày sau khi tàu khu trục Mỹ bắt đầu đi vào gần các đảo nhân tạo trên Biển Đông, tờ Stars and Stripes viết. Đây là lần đầu hai nước tổ chức cuộc diễn tập tại cảng Cam Ranh tập trung vào các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, cứu hộ trên biển, an ninh hàng hải và thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển.
Tờ New York Times luôn chủ trương bảo vệ nhân quyền ở các nước khác, có bài viết dài về vai trò của Facebook tại Việt Nam giúp những người bất đồng chính kiến bày tỏ ý kiến không đồng ý với quyết định của chính phủ về những vấn đề nhạy cảm.
Hơn 10 triệu khách quốc tế đã đến Việt Nam trong năm 2016, tăng 26% so với năm trước, theo dữ liệu của Hotel News Resource. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đã biến Việt Nam thành một trung tâm thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào ngành dịch vụ khách sạn. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam chi 5,8% GDP cho cơ sở hạ tầng — tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Chúng ta không thể hình dung ra được thủ đô Việt Nam nếu không có cảnh xe máy đông đúc. Tuy nhiên, đến năm 2030 tình hình sẽ thay đổi đáng kể, CNN lưu ý. Gần đây Sở GTVT của Hà Nội, thành phố với trên 7 triệu dân và hơn 5 triệu xe máy, đã công bố kế hoạch hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại khu vực nội thành để bảo vệ môi trường. Mặc dù sản lượng xe hơi ở Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á (Việt Nam đứng thứ hai sau Philippines), nhưng, không phải mọi người Việt Nam đều có đủ tiền để có sở hữu riêng cho mình một chiếc xe ô tô.
Một trong những đặc tính truyền thống của người Việt là thích uống bia. Với mức tiêu thụ 3,8 tỷ lít bia mỗi năm, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, CNN cho biết. Nhu cầu của người Việt Nam tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng của phúc lợi, trong nước xuất hiện các nhà máy bia tư nhân với nhãn hiệu mới, một số trong đó tiếp cận các thị trường châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ.
Một trong những nhật báo lớn nhất của Mỹ Washington Post viết về lễ hội truyền thống của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong 27 năm sau chiến tranh, trong thời gian lễ hội chọi trâu truyền thống có vụ "quái vật hung hãn" đâm chết chủ nhân. Lễ hội bị tạm ngừng, chưa rõ khi nào sẽ nối lại.