Phát biểu của ông này chí ít cũng có phần nào sự thật, — quan sát viên Kenneth Rapoza của Forbes nhận xét. Nga là đất nước với nền kinh tế nguyên liệu, dầu mỏ và khí đốt chiếm tỷ lệ chi phối trong ngân sách. Trong mười năm qua, Nga đã cố gắng để không phụ thuộc vào dầu mỏ. Các nhà phân tích của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất là Goldman Sachs cho rằng Nga cuối cùng đã đạt được điều đó. "Vì vậy, xin lỗi Thượng nghị sĩ nhé, Nga bây giờ đã là cái gì đó to lớn hơn nhiều so với một cây xăng thông thường", — chuyên viên Rapoza viết.
Theo quan điểm của các nhà phân tích từ Goldman Sachs do ông Heydar Mamedov đứng đầu, nền kinh tế Nga đang nhanh chóng sở hữu đặc tính "tự cung tự cấp và ít phụ thuộc vào giá dầu mỏ".
Cố gắng của Bộ Tài chính Nga hạn chế chi phí công và nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế đang đóng góp vào ngân sách những khoản thu nhập cao mà không phải là từ dầu mỏ. Điều đó được thiết kế để hạ thấp độ lệ thuộc vào giá dầu, — tác giả bài viết trên Forbes nhận xét.
Trong năm 2014, Nga đã buộc phải cắt giảm ngân sách, khi dự đoán giá dầu là 80 USD, còn thực giá là 60 USD. Năm 2015 cũng tương tự. Việc cắt giảm ngân sách đã ảnh hưởng đến kinh phí quốc phòng, cũng như tác động đến những khu vực còn nghèo của Nga vốn còn chưa phục hồi hoàn toàn từ sau khi Liên Xô tan rã và loạt cuộc suy thoái.
Như báo Mỹ viết, nguồn thu ngân sách của Nga trong quý I đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái "vì thế đất nước này sẽ không bị đổ vỡ". Thu nhập từ sản xuất dầu và khí đốt tăng 53% còn thu nhập không gắn với năng lượng đã tăng 15% một năm. Nét nổi bật đáng ghi nhận là sự năng động của thu nhập không ràng buộc với tài nguyên năng lượng, đang tăng cao nhờ nhu cầu nội địa và hiệu quả từ cuộc đấu tranh chống nạn trốn thuế.