Kiểm soát không lưu của VNCH thán phục trước lính radar miền Bắc Việt Nam

© Ảnh : Không quân MỹĐơn vị kiểm soát đường không Lính thủy đánh bộ Mỹ số 4 đóng quân trên bán đảo Sơn Trà gần Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng và sân bay có thể được nhìn thấy trong nền ảnh. Mái che radar màu xám là radar cảnh giới và kiểm soát không lưu tầm xa AN / TPS-22 và mái vòm màu trắng ở phía trước là radar cảnh giới AN / TPS-34.
Đơn vị kiểm soát đường không Lính thủy đánh bộ Mỹ số 4 đóng quân trên bán đảo Sơn Trà gần Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng và sân bay có thể được nhìn thấy trong nền ảnh. Mái che radar màu xám là radar cảnh giới và kiểm soát không lưu tầm xa AN / TPS-22 và mái vòm màu trắng ở phía trước là radar cảnh giới AN / TPS-34. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam, họ để lại cho ngành Kiểm soát không lưu của VNCH những máy radar, thiết bị sở chỉ huy và hệ thống thông tin khá hiện đại, có khí tài vừa mới ra đời.

A-37 Dragonfly - Sputnik Việt Nam
Những điều ít biết về cường kích Việt Nam thu từ quân đội VNCH
Tháng 5 năm 1975, thiếu tá VNCH Trần Quốc Bàn, Đài trưởng "Đài kiểm báo số 12" và Đại úy Đường, chuyên viên kỹ thuật vô tuyến siêu cao tần của VNCH nói với chúng tôi, khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Miền Nam, họ để lại cho ngành Kiểm soát không lưu VNCH những máy radar, thiết bị sở chỉ huy và hệ thống thông tin khá hiện đại. Có đài radar chế tạo trong thập kỷ 70.

Cuộc hành binh thú vị

Vào thời điểm tuần đầu tháng 5 năm 1975, khi đó tôi (Trần Danh Bảng) là đài trưởng radar thuộc Đại đội 31, Trung đoàn 294, Binh chủng Radar.

Có mặt tại sân bay Cù Hanh (Pleicu) khoảng 5 ngày, chúng tôi có nhiệm vụ kiểm tra và kết luận về khí tài của Đài kiểm báo số 12, mà phía VNCH bỏ chạy, trong cuộc "di tản chiến thuật" về Miền Trung tháng 3 năm ấy. Đó là đài radar AN/UPA-35 của Hoa Kỳ trang bị.

Hết hy vọng vào việc phục hồi hai đài "kiểm báo" (nói theo thuật ngữ của phía VNCH) ở Cù Hanh, lý do máy phát, an ten bị đạn pháo bắn hỏng… chúng tôi được lệnh theo đường 19 về Nha Trang, đánh giá chất lượng các radar trong Trường Không quân, mà Quân giải phóng vừa giành được đầu tháng 4.

Đại đội trưởng radar 31, Trung úy Nguyễn Văn Hỏa phân công tôi ngồi xe "quân xa" Zin-157, cùng ngồi trên băng ghế là thiếu tá VNCH Trần Quốc Bàn, đài trưởng "Đài kiểm báo số 12" và đại úy Đường, (không nhớ họ) xuôi đường 19 về quốc lộ 1.

Cuộc tao ngộ này, trên suốt dọc đường khoảng hơn 1 ngày, chúng tôi biết một phần về hệ thống "kiểm soát vùng trời" của VNCH mà Hoa Kỳ để lại.

Tôi và Chuẩn úy Vũ Khắc Thường nhẹ nhàng hỏi hai sĩ quan VNCH về gia đình, dần dà chúng tôi hỏi về các đài radar an ten đặt trong vòm cầu ở Sơn Trà, Đà Nẵng, đài của thiếu tá Trần Quốc Bàn ở Cù Hanh…

Sau bữa cơm chiều tự nấu, đậm chất lính ở chân đèo Cả, chúng tôi chỉ có mắm ruốc, gạo cũ. May mà Thiếu tá Trần Quốc Bàn, được Binh chủng cho ghé thăm nhà ở Pleicu, vợ anh này dúi vào túi anh ta niêu cá kho tộ. Thế là bữa ăn hóa ngon miệng. 

Không khí nói chuyện giữa chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Lại biết chúng tôi vốn là sinh viên, năm 1972 nhập ngũ, đã qua đào tạo chỉ huy phòng không tại Trường sĩ quan, nên hai viên sĩ quan cũng "trải lòng" cho biết nhiều thông tin, bấy lâu chúng tôi chưa nắm được.

Hai người cho rằng: Với họ, hoạt động không kiểm, (cảnh giới) kiểm soát không hành (giám sát hành quân, tác chiến yểm trợ quân bạn) là chủ yếu. Hoạt động này với tần suất và cường độ rất cao.

© Ảnh : Tư liệu/Thời ĐạiTrung tâm điều hành tác chiến đường không TAOC trên bán đảo Sơn Trà
Trung tâm điều hành tác chiến đường không TAOC trên bán đảo Sơn Trà - Sputnik Việt Nam
Trung tâm điều hành tác chiến đường không TAOC trên bán đảo Sơn Trà

Còn việc mà họ gọi là "phòng không nghênh cản", chúng tôi gọi là dẫn đường "hiện hình" chặn kích… thì "Bắc Việt" còn non trẻ so với không lực và không quân Hải quân Hoa Kỳ, nhưng buộc cọ sát với không quân sừng sỏ, nên lực lượng dẫn đường của phòng không-không quân "Bắc Việt" rất sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm.

Bằng chứng là phi công MiG-17 và MiG-21 của "Bắc Việt" bắn hạ hầu hết các loại máy bay siêu thanh của Hoa Kỳ. Trong đó hạ gục các phi công "Ace", có hàng ngàn giờ bay tác chiến. Chúng tôi còn khẳng định, không có sĩ quan Liên Xô dẫn đường cho MiG-21 đánh B-52, hoàn toàn người Việt Nam chỉ huy không chiến.

Lại nữa, khi biết hầu hết sĩ quan radar "Bắc Việt" được đào tạo tại Sơn Tây và bổ túc ở Hà Đông (An Khánh), hai sĩ quan VNCH nhìn nhau, hết sức ngạc nhiên.

Còn nhiệm vụ "phòng không nghênh cản" (dẫn đường tiêm kích đánh chặn) hướng dẫn phi F5 cất cánh nhận dạng (ID) phi cơ lạ (unknown tracks) để áp dụng biện pháp cần thiết thì rất ít.

Tiếp thuốc - Sputnik Việt Nam
Lính Mỹ thương vong thảm hại như thế nào trong chiến tranh Việt Nam? (Ảnh)
Thiếu tá đài trưởng số 21 Trần Quốc Bàn và Đại úy Đường đều được đào tạo chỉ huy và kỹ thuật ở Hoa Kỳ.

Họ tỏ ra thán phục hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường của "các anh", chống chọi suốt 8 năm với không quân Hoa Kỳ, nhất là thời kỳ "Pháo đài bay B52" oanh kích, trải thảm Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, đã phát hiện được "phi cơ" Hoa Kỳ sớm và đầy đủ. Lại khéo léo thế nào mà không bị đánh phá?

Chúng tôi cho họ biết rằng, toàn bộ khí tài radar của "Bắc Việt", khoảng 10 chủng loại đều là radar cơ động. Bộ đội radar chúng tôi đã kỳ công luyện tập để phát hiện máy bay trong nhiễu, gian nan trong thu hồi anten, xe máy, cơ động di chuyển liên tục…

Hai sĩ quan VNCH im lặng. Họ ngộ ra rằng, cơ động trận địa thường xuyên cũng là giải pháp giấu sóng, đột kích sóng và bảo toàn lực lượng.

Ngành "Kiểm báo" VNCH

Từ năm 1965, không quân VNCH phát triển mạnh mẽ, nhờ Hoa Kỳ viện trợ và đào tạo. Họ thành lập các sư đoàn Không quân, với tổ chức mới bao gồm thêm các không đoàn, phi đoàn. Những tài liệu của cựu sĩ quan VNCH ở Hoa Kỳ bộc lộ dần…

Chiến tranh cục bộ mở rộng, quân Mỹ vào nhiều, hoạt động không quân gia tăng theo nhu cầu hành quân, khiến cho hệ thống "Điều-kiểm chiến thuật" hoạt động theo hướng chặt chẽ hơn. Cho đến năm 1973 Mỹ rút, hệ thống không phát triển gì thêm.

Lại nói Liên đoàn Kiểm báo sau khi thành lập đầu năm 1965, đã tổ chức Bộ chỉ huy Liên đoàn với 2 Trung tâm kiểm báo: Trung tâm I ở Tân Sơn Nhất (ký hiệu PARIS CONTROL). Trung tâm II ở Đà Nẵng (ký hiệu PANAMA CONTROL).

Có 3 Đài kiểm báo, đài số 11 ở Bình Thủy, Cần Thơ (danh hiệu PADDY CONTROL); đài số 12 ở Ban Mê Thuột (ký hiệu PYRAMID CONTROL), và đài số 21 ở Pleicu (ký hiệu PEACOCK CONTROL, mà Trần Quốc Bàn là đài trưởng).

Ngoài ra còn 3 đài hướng dẫn (BOBS) ở Biên Hòa, Đà Nẵng và Pleicu. Đó là những đài chỉ huy, hướng dẫn ném bom, thả dù, dẫn đường đánh chặn… Sân bay Cần Thơ không quân bao quát vùng rộng lớn, nhưng không hiểu sao không bố trí đài hướng dẫn (BOBS).

Những tài liệu sau này chúng tôi tìm hiểu cho thấy, quân số mỗi đài kiểm báo từ 150 đến 250 người (chưa kể các thành phần phòng thủ hay biệt phái từ sư đoàn không quân, hay lực lượng tăng cường vì đài ở xa như trường hợp đài số 11 ở Đà Nẵng và đài số 12 ở Ban Mê Thuột. Quân số các đài BOBS, gồm 21 người mỗi đài.

Bộ chỉ huy Liên đoàn Kiểm báo đồn trú ở căn cứ Tân Sơn Nhất, trong địa hạt của sư đoàn 5 không quân. Bộ Chỉ Huy, có 5 phòng là Phòng hành quân, có trách vụ tham mưu và theo dõi hàng ngày các hoạt động hành quân của các đơn vị Kiểm báo, qua ban trực bằng phương tiện liên lạc trực tiếp (hot line) với các đơn vị.

Phòng kỹ thuật kiểm soát, bảo trì và tiếp liệu, Phòng kế hoạch, nhu cầu, Phòng nhân huấn (Personel & Training) dõi việc huấn luyện chuyên viên hành quân và kỹ thuật. Ngoài ra còn phòng Chiến tranh chính trị phụ trách công tác Tâm Lý Chiến và Xã Hội ở cấp đơn vị.

© Ảnh : Tư liệu/Thời ĐạiHệ thống radar của không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, báo cáo của Không quân Mỹ
Hệ thống radar của không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, báo cáo của Không quân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Hệ thống radar của không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, báo cáo của Không quân Mỹ

Hoạt động "Điều kiểm chiến thuật"

Có thể thấy, những thứ rất quen thuộc với người dân Việt Nam như cánh đồng ruộng cũng trở thành rào cản oái oăm cho cuộc viễn chinh của quân đội Mỹ trên đất nước nhỏ bé này. - Sputnik Việt Nam
Thứ “vũ khí” bất ngờ khiến lính Mỹ “thê thảm” trong chiến tranh Việt Nam
Đó là các hoạt động bao gồm việc mở máy, theo dõi tất cả các phi vụ hành quân của không quân bằng các "đoản lệnh" (frag order) từ Bộ Chỉ huy hành quân không quân (TACC) và các Trung tâm hành quân không trợ (DASC), gửi đến trước (dự báo bay) bằng viễn ấn (truyền chữ-teletype).

Đầu thập niên 70, do nhu cầu cường kích, chặn kích, không quân VNCH được trang bị thêm phương tiện dẫn đường oanh tạc (BOBS — Beacon Only Bombing System). Các đài này được thành lập để hướng dẫn các phi vụ oanh tạc và thả dù chính xác, đồng thời dẫn máy bay tiêm kích nghênh cản, trở về…

Liên đoàn kiểm báo còn phối hợp với Liên đoàn 505 không quân Hoa Kỳ thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch chung của không lực Việt-Mỹ.

Theo các tài liệu, các đài phải tiến hành các hoạt động xác đoán: (M&I=Movement & Identification) theo dõi các phiếu kiểm soát không-lưu (flight strip) của các tàu bay bay vào vùng cũng như bay ra khỏi vùng không phận trách nhiệm.

Tại đây Ban không cảnh (Plotter & Scope reading) quan sát các dấu vết phi cơ trong vùng trên máy radar scope (UPA-35).

Đây là thiết bị radar có màn hiện hình tổng thể nặng 200 tấn sử dụng 114 đèn điện tử (ống chân không) nằm rải rác trong 12 khối máy, cùng các oxylo đường kính màn hình khoảng 40cm và một bộ nguồn điện khổng lồ. Ở Đà Nẵng VNCH sử dụng đài radar FPS-20, có tầm quan sát xa hơn 500km. máy FPS100 (height finder), kiểm soát độ cao trên 20 km.

Ban không Kiểm (Tactical Air Control) sử dụng hệ thống viễn liên trên tần số VHF và UHF để liên lạc, hướng dẫn những phi vụ yểm trợ chiến trường bằng máy radar và giữ liên lạc chặt chẽ với Trung Tâm hành quân không Trợ (DASC). Ban kiểm soát không hành (Air Radar Control) theo dõi tất cả các phi cơ bay trong vùng kiểm soát.

Có lẽ căng thẳng nhất là Ban "phòng không nghênh cản", có nhiệm vụ hướng dẫn phi cơ đánh chặn nhận dạng (ID) những phi cơ lạ (unknown tracks). Trước 1973 không quân Hoa Kỳ thường lệnh cho phi cơ F-102 và F-4E.

Không quân VNCH sử dụng phi cơ siêu thanh F-5E, và tùy theo nhu cầu hay tình trạng báo động, các phi cơ nghênh cản này túc trực cho hai Vùng phòng không Nam và Bắc tại các phi trường Biên Hòa, Phan Rang và Đà Nẵng. 

Những "thành tích" nghênh cản của Ngành Kiểm báo VNCH rất mỏng, chủ yếu là các hành động hướng dẫn máy bay ném bom, bắn tên lửa yểm trợ cho bộ binh hành quân chiếm đóng vùng Giải phóng, hoặc đánh phá căn cứ của cách mạng Miền Nam…

Có chăng, một động thái có thể được ghi nhận với dân tộc Việt là Trung tâm kiểm báo 41 Đà Nẵng trong trận hải chiến giữ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đã hướng dẫn (dẫn đường) phi cơ F-5E lên nghênh cản phi cơ kiểu MiG-21 của Trung Quốc định tấn công các tàu bảo vệ đảo. Nhưng sự áp đảo của hải quân Trung Quốc đã chiếm mất Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngay sau Giải phóng, lực lượng radar của QĐNDVN là hai trung đoàn 290, đóng ở Đà Nẵng; trung đoàn 294 đóng ở TP. Hồ Chí Minh đã sớm giăng sóng quản lý vùng trời, kể cả không phận rộng lớn trên vùng biển Miền Nam.

Hàng chục trạm radar xuất xứ Liên-Xô, từng tung sóng đánh dập đầu không quân Mỹ, đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Chỉ còn hai đài radar ở Tân Sơn Nhất, Mỹ sản xuất từ thập kỷ 60, ta thu hồi, cùng mở máy phối hợp. Trong đó có sự tham gia của một số nhân viên kỹ thuật VNCH mà trung đoàn 294 vận động vào phục vụ bảo trì, huấn luyện kỹ thuât.

Nhiệm vụ dẫn đường chủ yếu vẫn là các đài radar xuất xứ Liên xô, P-35, PRV-11 ở Miền Đông Nam Bộ, cũng các đài như vậy ở Đà Nẵng, cùng các đài dẫn đường bổ trợ như P-12, P-15, P-14 bảo đảm dẫn KQVN tuần tra, bảo vệ vùng trời, vùng biển đảo của đất nước.

Hơn 40 năm sau Chiến thắng 1975, giờ đây số lượng và chất lượng radar kiểm soát vùng trời Việt nam đã phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Đại tá Trần Danh Bảng

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала