Số phận của hơn 100.000 người lao động Việt Nam khi EVN giảm mua than của TKV

© Ảnh : Dantringười lao động TKV
người lao động TKV - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất giảm mua 2 triệu tấn than đang đặt ra vấn đề lớn đối với việc làm của hàng nghìn người lao động thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong năm 2017.

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ quý 2/2017 ngày 14.7. Thứ trưởng Hải cho biết sau quyết định giảm mua 2 triệu tấn than của EVN năm nay, Bộ Công Thương đã có nhiều buổi làm việc với EVN và TKV trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc về thị trường, các sản phẩm hàng hóa phải có tính cạnh tranh.

Khai thác than - Sputnik Việt Nam
Không có thần chú cho ngành than Việt Nam
Song, Bộ Công Thương vẫn sẽ "ưu tiên" đối với việc sản xuất trong nước của ngành than. Bởi với TKV, việc điều chỉnh giảm mua than không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh mà còn kéo theo đời sống của 113.000 người lao động. Theo đó, Bộ sẽ ấn định, đảm bảo nguyên tắc thị trường để có sự điều hòa mật thiết.

Quyết định giảm mua than của EVN đã khiến lãnh đạo TKV một phen "hoảng hốt', bởi EVN giảm mua sẽ khiến lượng tồn kho than tăng tương ứng thêm 2 triệu tấn. Hiện tồn kho than tính đến tháng 6 vừa qua ở mức 9,3 triệu tấn; đồng thời ảnh hưởng tới đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động. 

Nếu tính theo năng suất lao động bình quân của TKV năm 2016 vào khoảng 521 tấn/người/năm thì có hàng nghìn người lao động sẽ mất việc làm, tương đương với một mỏ than hầm lò bị đóng cửa. Điều này cũng kéo theo an ninh trật tự trên địa bàn bị ảnh hưởng và nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị giảm sút.

Trong trường hợp cắt giảm sản lượng cũng sẽ gây thiệt hại cho TKV do đã ký hợp đồng với các đối tác để triển khai kế hoạch từ đầu năm 2017 như: hợp đồng thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng mua sắm vật tư…

Trong 6 tháng đầu năm, TKV ước tính doanh thu đạt 54.577 tỉ đồng, tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm trước và 1.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong đó, doanh thu ghi nhận đến từ ngành điện vẫn ở mức cao. Cụ thể, lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ điện đạt 4,87 tỉ kWh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã ra yêu cầu TKV phải đạt 100% kế hoạch sản lượng than, khoáng sản năm 2017 là 35,5 triệu tấn, tăng trưởng của ngành than đóng góp 0,8 điểm vào GDP chung của cả nước.

EVN - Sputnik Việt Nam
Ngôi vị “quán quân vay nợ” của Việt Nam
Cùng với đó, doanh thu năm 2017 phải đạt 110.000 tỉ đồng, lợi nhuận ít nhất 2.000 tỉ đồng. Đồng thời, công ty phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu tập đoàn, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc.

Cũng tại cuộc họp báo, liên quan đến phương án thoái vốn, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp thuộc Bộ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), đại diện Ban đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đã trình 3 đề án của PVN, EVN, Vinachem, 

Với đề án của TKV, Bộ đang hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 7.2017. Thứ trưởng Hải cho biết thêm, đề án của TKV đang được đưa ra lấy ý kiến vì giá than khai thác ngày càng đắt. 

 

Nguồn: Một Thế Giới

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала