Nhà máy chế tạo tăng duy nhất của Mỹ còn ở Lima chỉ sản xuất 12 xe tăng "Abrams" mỗi năm, — Thompson, giám đốc Viện Lexington trước đây từng giảng dạy chiến lược hạt nhân tại Đại học Georgetown chỉ ra. Trong khi đó, Nga sẽ trang bị cho tập đoàn quân châu Âu hàng trăm xe tăng thế hệ mới có sực chịu đựng tốt hơn nhiều thiết bị của người lính Mỹ.
Như vậy, trong quân đội Mỹ bắt đầu cuộc khủng hoảng thực sự về xe bọc thép hạng nặng, họ đang tụt hậu so với Nga.
Thực tế Mỹ và các đồng minh NATO không tìm kiếm thay thế các xe tăng lỗi thời chẳng khác gì một lời mời xâm lược, — Thompson nói. Nga đã nắm ưu thế về số lượng xe bọc thép trong khu vực. Các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như Đức, Pháp và Ý, có dưới 300 xe tăng mỗi nước. Nga sở hữu hàng ngàn chiếc.
Nga hiện bắt đầu tiếp nhận biên chế các xe tăng hiện đại hơn nhiều những cỗ máy cũ của quân đội Mỹ và các đồng minh, sau khi có "Armata" Nga sẽ bứt rất xa lên phía trước, — nhà báo NI viết.
Không hề cường điệu khi cho rằng bất bình đẳng trong tiềm lực chiến đấu có thể dẫn Mỹ đến sự thất bại trong một cuộc chiến tương lai giữa Đông và Tây.