Theo tờ báo Hồng Kông, trong cuộc tập trận này đã tiến hành bắn đạn thật. Trong cuộc tập trận kéo dài 11 giờ, những người lính Trung Quốc trang bị súng máy, rocket và sử dụng súng phóng lựu chống tăng. Họ cũng sử dụng radar để xác định mục tiêu trên không. Trong phóng sự được chiếu trên TV Trung ương Trung Quốc, có thể thấy trong cuộc diễn tập đã sử dụng nhiều thiết bị phóng tên lửa 300 mm. Tập trận được tổ chức ở độ cao 5000 mét, với sự tham gia của một lữ đoàn trang bị đầy đủ, với khoảng 4000-7000 quân lính và sĩ quan. Mặc dù vị trí chính xác và thời gian thực hiện không được tiết lộ chính thức, các chuyên gia cho rằng hoạt động mới được tổ chức gần đây.
Theo các chuyên gia, cuộc tập trận này là sự biểu dương tiềm năng quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Kể từ tháng Sáu, tranh chấp lãnh thổ giữa các đỉnh núi của dãy Himalaya tại ngã tư Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan, là một trong những địa bàn xung đột biên giới nghiêm trọng nhất giữa New Delhi và Bắc Kinh trong vòng ba thập kỷ qua.
Tình hình nghiêm trọng ở ngã ba biên giới của ba nước đã không chỉ tăng mức độ cáo buộc lẫn nhau trong thông báo chính thức của Bắc Kinh và New Delhi, mà còn thể hiện trong cuộc chiến tranh thông tin. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ và Trung Quốc không tiếc lời cáo buộc lẫn nhau trong leo thang đối đầu ở biên giới. Sự việc trở nên rùm beng trên Internet — một vụ bê bối thực sự xảy ra khi xuất hiện trên mạng bức ảnh được cho là mô tả cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc vào cứ điểm Ấn Độ. Một số phương tiện truyền thông Pakistan đưa tin có 150 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng ở Sikkim, nhưng điều tra của các phóng viên Trung Quốc cho thấy đó là tin tức giả mạo. Xin nói thêm là các quan chức Ấn Độ gọi thông tin về cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc là "hoàn toàn vô căn cứ." Dù sao, cuộc chiến tranh thông tin cùng các tin tức giả mạo cho thấy quan hệ không được tốt đẹp giữa hai nước và trong cuộc xung đột này tất cả các bên đều cần phải kiềm chế.