Việt Nam tuần này: Gấu thoát nạn, trẻ con nhà giàu, nhà báo bị xúc phạm

© AFP 2023 / Roberto SchmidtGấu ngựa tại Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo, Việt Nam
Gấu ngựa tại Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cứu sống gấu ngựa và phong tỏa nhà máy, du lịch và tình dục thiểu số, quy định mới với các nhà báo và tin tức dành cho những người yêu bia – đấy mới là một số bài báo và thông tin về Việt Nam trên phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài."

Loạt ấn phẩm phương Tây đã đề cập tới bước làm quan trọng của chính quyền Việt Nam trong việc bảo vệ động vật. Nhà nước cùng với tổ chức quốc tế "Động vật châu Á" bắt đầu công việc bảo vệ hàng ngàn con gấu ngựa bị nuôi giữ trong những trang trại tồi tệ để lấy mật. Động vật được đưa về vườn thú đặc biệt để phục hồi. "Chiến thắng lớn cho gấu và tổn thất lớn cho các chủ trang trại gấu" — Washington Post đặt tên cho bài viết. Những chú gấu châu Á sinh động bị "vắt mật" được Liên đoàn quốc tế Bảo tồn thiên nhiên đưa vào danh sách các loài quí hiếm, National Geographic viết.

Mức sống của người Việt Nam ngày càng cao. Một bằng chứng là sự xuất hiện trên Instagramm nhóm "Trẻ con nhà giàu Việt Nam» (Rich Kids Việt Nam), nơi các thanh niên nhà giàu khoe cuộc sống của họ, The Independent thuật lại.

Bên cạnh đấy, hoạt động công dân của người dân cũng thể hiện ngày càng tích cực. Báo chí phương Tây vẫn quan tâm đến các cuộc biểu tình phản đối thảm họa môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do nhà máy thép của Đài Loan gây nên. Tuần này, Reuters lưu ý đến việc người dân Hải Dương bao vây nhà máy dệt may Pacific Crystal Textiles vì vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

Sự phát triển tự do dân sự tại Việt Nam còn được thể hiện trong quan hệ với những người có khuynh hướng tình dục phi truyền thống. The News Lens International ghi chú: Việt Nam đã làm rất nhiều cho cộng đồng LGBT, thậm chí NBC News gọi nước này là "tiến bộ nhiều hơn so với Mỹ", còn Phil Robertson, Phó giám đốc chi nhánh châu Á của Human Rights Watch nói: "Không quốc gia nào ở Đông Nam Á lại thực hiện bước tiến lớn hướng tới cho phép hôn nhân đồng tính như Việt Nam."

Các quy định mới được áp dụng với các nhà báo tại Việt Nam, theo tin IFEX.  Kể từ ngày 13 tháng 7, họ chỉ có thể có mặt trong vòng 5 phút đầu tiên của các buổi họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ tham khảo thông tin từ các thông cáo báo chí. Dự tính cách làm này cho phép các thành viên Uỷ ban thường vụ thảo luận cởi mở và sâu hơn nhiều chủ đề "nhạy cảm", không sợ bị rò rỉ "bí mật quốc gia". Theo tờ báo, quyết định này tước đi cơ hội của các nhà báo qui kết trách nhiệm với các đại biểu, tác động tiêu cực đến luồng thông tin không thiên vị.

Sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam được cảm nhận trong mọi lĩnh vực. Bloomberg kể rằng, năm nay Việt Nam sẽ trở thành nhà tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á. Việc các nhà máy bia lớn như Sabeco và Habeco rao bán cổ phần sẽ thu hút các nhà sản xuất quốc tế hàng vào đầu thị trường Việt Nam.

Việt Nam đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thế giới. Ví dụ, sau một loạt các vụ tấn công khủng bố ở châu Âu năm ngoái, du khách Trung Quốc ngày càng quan tâm đến Việt Nam hơn Pháp, quốc gia thực dân trước đây, South China Morning Post viết. Người Việt Nam không chỉ hiếu khách mà bản thân cũng thích đi làm khách. Liên hoan Văn hóa Việt năm 2017 đang diễn ra tại tỉnh Kanagawa của Nhật Bản sẽ thu hút 400.000 lượt khách và từ nay sẽ là sự kiện thường niên, VietNamNet Bridge vui mừng thông báo với độc giả.

Xin chúc những ngày nghỉ vui vẻ, các bạn độc giả thân mến!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала