Đang tiếp nối cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh phóng từ căn cứ biển "Zircon" 3M22 mà việc sản xuất hàng loạt dự kiến bắt đầu trong tương lai gần. Ở Mỹ, tên lửa này được gọi là "bước nhảy vọt lượng tử" trong việc tạo ra các "vũ khí bất đối xứng" để bảo vệ trước cuộc tấn công hạt nhân. Theo dữ liệu của báo Washington Times, "Zircon" có khả năng bay nhanh hơn gấp 6 lần so với tốc độ âm thanh và thực tế là không thể bị thương tổn trước các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Giá trị nhất
Kể với các nhà báo việc sản xuất hàng loạt các loại vũ khí mới về nguyên tắc, Thứ trưởng Quốc phòng Yuri Borisov nhận định, thành tựu giá trị nhất trong hạng mục tốc độ siêu thanh không phải là tên lửa mà là động cơ dòng thẳng.
Không thể đẩy các bộ máy siêu thanh bằng động cơ phản lực truyền thống, mà phải sử dụng động cơ dòng thẳng với nhiên liệu đốt trong siêu thanh. Vũ khí tên lửa mang động cơ phản lực dòng thẳng có thể nhận biết qua phần đầu với các cửa thông khí (lỗ gió).
Tên lửa-đông cơ dòng thẳng là một hệ thống kết hợp, tổng hòa các nguyên tắc làm việc của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực khí thuận dòng. Sự khác biệt về nguyên tắc là ở chỗ, động cơ tên lửa làm việc nhờ nhiên liệu nó mang theo, còn động cơ khí-dòng thẳng là nhờ lượng oxy trong khí quyển, và như thế cho phép giảm bớt trọng lượng tổng thể của tên lửa hoặc tăng trọng lượng của phần đầu đạn. Động cơ dòng thẳng không thể làm việc ở tốc độ nhỏ. Tuy nhiên, tốc độ còn chưa phải là tất cả.
Đặc tính quỹ đạo thấp
Chỉ một giới hẹp các chuyên gia nắm vững đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật cơ bản của mẫu vũ khí siêu thanh, nhưng được biết rằng với tốc độ 5-6 Mach (Mash là tốc độ âm thanh trong không khí) thì tên lửa sẽ trở nên hầu như bất khả xâm phạm trước những hệ thống phòng không hiện có. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp hy hữu, nếu các hệ thống phòng không của đối phương có thể phát hiện và phá hủy "Zircon" thì năng lượng động lực của những mảnh vỡ vẫn đủ sức triệt hạ tàu hoặc mục tiêu trên mặt đất.
Một ví dụ khác. Tên lửa siêu thanh Yu-71 ("Sản phẩm 4202") đã vượt qua khoảng cách 6.000 km trong vòng 20 phút và bắn chính xác vào mục tiêu trên thao trường Kurra ở Kamchatka hồi mùa thu năm 2016. Trước khi tiến vào lớp khí quyển dày đặc, bộ máy đã cơ động tích cực theo chiều cao và hướng quy định với tốc độ lên tới 15 Mach. Có giả thiết rằng, đây là cuộc thử nghiệm nguyên mẫu đầu đạn mới của tên lửa đạn đạo phóng trên biển siêu nặng "Sarmat", cần thay thế cho "Voevoda" trong Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga.
Ngay từ hồi tháng Năm 2014, Thứ trưởng Quốc phòng Yuri Borisov đã tuyên bố rằng công việc chế tạo các tên lửa đạn đạo hạng nặng phóng trên biển đang được xúc tiến theo đúng kế hoạch, tên lửa mới có thể bay qua bất kỳ điểm cực nào. Để cho công bằng, cần lưu ý: Hoa Kỳ cũng có những nguyên mẫu khí cụ bay siêu thanh, nhưng người Mỹ không chế tạo được cái gì giống như "Sarmat" thậm chí chỉ một chút xíu.
Các sản phẩm siêu thanh với độ chính xác cao không chỉ là công cụ thuần túy của "Thế chiến III". Trong các cuộc xung đột cục bộ, loại vũ khí này có thể triệt hạ các chủ thể chiến lược của đối phương bằng đầu đạn hạt nhân năng lượng động lực mà không cần sử dụng đạn hạt nhân. Thời của các trang bị siêu thanh còn cách xa Ngày Tận thế, nhưng dù vậy nước Mỹ đã bắt đầu lo lắng, còn trong Lầu Năm Góc đang khởi phát cơn hoảng loạn.