Các nhà chế tạo máy của hai nước đã hợp tác hiệu quả từ thời Liên Xô. Chính với sự hỗ trợ của Liên Xô, đã được đặt nền móng cho ngành công nghiệp chế tạo máy của Việt Nam. Hiện nay, như ông Gapanovich cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Việt Nam, mặc dù Nga không còn là nước có vị thế lớn nhất trong ngành chế tạo máy của Việt Nam, trong lĩnh vực này tại Việt Nam dành cho Nga vẫn có nhiều mảng để hợp tác. Ví dụ — tàu điện ngầm ở Hà Nội. Những tuyến đường đầu tiên của metro có kế hoạch xây dựng trên mặt đất và trên cao. Nhưng, tiếp sau đó metro sẽ đi ngầm dưới mặt đất. Kỹ thuật xây dựng hiện đại, trong đó có công nghệ xây dựng của Nga cho phép thực hiện điều đó, thậm chí trong một thành phố dễ bị ngập lụt như Hà Nội. Về phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn Nga sẽ tham gia vào việc xây dựng các tuyến đường số 5 và số 6 của metro Hà Nội, chính hai tuyến đường này chạy ngầm dưới mặt đất. Đề xuất này được Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ, xuất phát từ nhu cầu triển khai một số cơ sở đặc biệt của mình dưới lòng đất. Các chuyên gia xây dựng tàu điện ngầm Nga — như ông Gapanovich khẳng định, — đã sẵn sàng cho công việc này.
Còn một mảng hợp tác ở Việt Nam đã sẵn sàng đối với ngành đường sắt Nga. Sau Chiến thắng năm 1975, chính nhờ có sự tham gia của các chuyên gia đường sắt Nga, tuyến đường sắt xuyên Việt duy nhất với đường ray đơn hẹp khổ 1m đã được khôi phục. Vào năm 2015, giữa các cơ quan đường sắt của hai nước đã ký một thỏa thuận về hợp tác, và vào cuối tháng 6 này trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam đã ký kết Kế hoạch thực hiện thỏa thuận.Trước hết, có tính đến nhu cầu cải tạo lại đường sắt xuyên Việt, cũng như việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc- Nam với hai tuyến đường ray, không phải khổ hẹp như trước mà là khổ rộng.
Ở Nga, — ông Gapanovich nhận xét, — có kinh nghiệm tốt trong công việc tương tự, một số công trình đã được các chuyên gia của chúng tôi tiến hành thành công ở Serbia và Iran. Hệ thống xây dựng đường sắt của Nga thích nghi với các nước khí hậu nóng, có tính đến tất cả các quy tắc và tiêu chuẩn của Liên minh Quốc tế Đường sắt. Kế hoạch đã ký kết với sự chứng kiến của hai nguyên thủ Nga và Việt Nam dự tính đến khả năng chuyển giao cho Việt Nam các hệ thống điều khiển tàu tiên tiến nhất do Nga phát triển. Một vấn đề tối quan trọng — các hệ thống này được bảo mật đầy đủ trước tất cả các loại tấn công mạng. Cả hệ thống an ninh do Nga sản xuất được cài đặt trong đầu máy xe lửa và trên các điểm giao thông cắt ngang đường sắt cũng gây được mối quan tâm sống động ở Việt Nam.
Cũng đã được nghiên cứu kế hoạch tăng số lượng sinh viên Việt Nam, những người sẽ được đào tạo ở Nga trong lĩnh vực vận tải đường sắt và tàu điện ngầm. Và cũng có thể có khả năng tổ chức lưu thông container đường sắt trực tiếp giữa Việt Nam và Nga, với mục đích đưa hàng hoá trung chuyển của Việt Nam vận chuyển đến các nước châu Âu. Đó sẽ là phương thức vận chuyển nhanh hơn nhiều so với tuyến vận tải đường biển hiện nay. Có thể là vào cuối năm nay, tuyến đường thí điểm đầu tiên như thế sẽ được tổ chức.