SPYDER là tổ hợp tên lửa phòng không di động rất hiện đại, tính năng của nó được xếp vào top đầu thế giới hiện nay.
Sở hữu tầm bắn tối đa 16 km (SPYDER-SR) và lên tới 35 km (SPYDER-MR), "Nhện độc" sẽ từng bước thay thế vai trò của S-125 Pechora lẫn S-75 Dvina của Việt Nam. Thậm chí trong tương lai, khi được tích hợp đạn Derby-ER, tầm bắn của SPYDER-MR sẽ được kéo dài lên thành 50 km, tức là tương đương cả Buk-M2.
Chưa dừng lại đó, viễn cảnh sẽ còn sáng sủa hơn nữa với đạn Python-5 và Derby của SPYDER, đó là nếu Việt Nam tiếp nhận tiêm kích hạng nhẹ F-16 thì hai loại tên lửa trên sẽ được lựa chọn làm vũ khí không chiến chủ yếu của Fighting Falcon.
Đến lúc này chúng ta thấy rằng Python-5 và Derby đang trên đường trở thành tên lửa chủ lực của Quân chủng Phòng không — Không quân Việt Nam.
Trong khi đó, đường lối phát triển công nghiệp quốc phòng của Việt Nam là những loại vũ khí nào được dự báo giữ vai trò tương tự, tức là có thể phải sử dụng nhiều thì chúng ta phải tự chủ vấn đề sản xuất, trường hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran hay tên lửa phòng không vác vai SA-16 là những minh chứng sinh động.
Israel vẫn nổi tiếng là một đối tác "dễ tính", họ luôn sẵn sàng chuyển giao công nghệ chế tạo các loại vũ khí tối tân cho khách hàng thân thiết.
Ví dụ tiêu biểu dễ dàng liệt kê ra đây là Trung Quốc đã nhận công nghệ sản xuất tên lửa Python-3 để chế tạo ra PL-8 (bất chấp việc Mỹ không bằng lòng), hay Ấn Độ đang hợp tác cùng Tel Avip để sản xuất đạn Barak-8 dùng cho tổ hợp MR-SAM…
Với những điều kiện nêu trên, khả năng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ được Israel hỗ trợ công nghệ để tự chế tạo trong nước những loại vũ khí công nghệ cao hơn súng trường tấn công Galil ACE bao gồm đạn tên lửa Python-5 hay Derby của hệ thống phòng không SPYDER-SR/MR có lẽ không phải là điều gì quá xa vời.
Nguồn: Báo Đất Việt