Nhưng ở miền cực Bắc xa xôi của Liên bang Nga lại không có lưới điện trung ương, mà tốc độ gió ở một số vùng Bắc Cực trên bờ biển Bắc Băng Dương lại lớn hơn 5-7 m/s. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc sử dụng năng lượng gió một cách hiệu quả. Dân số ở đây tương đối nhỏ và lượng điện cần thiết tương đối ít, vì vậy sử dụng tuabin gió nhỏ rất thuận lợi.
Tuy nhiên, có một vấn đề khác nảy sinh. Khi tốc độ gió trên 11 m/s, có nguy cơ cánh quạt bị hỏng do quá tải. Vì vậy, cần phải hạn chế công suất cánh quạt. Trong thực tế, đến nay vẫn chưa có loại phanh cánh quạt tốt, nên vẫn còn nguy cơ tương đối cao do các cuộn dây của máy điện bị cháy. Tại các thử nghiệm ở Bắc Cực không có loại tuabin gió nào của nước ngoài chịu được tải trọng gió ở đây. Nhiệm vụ đặt là phải trang bị cho tua bin gió hệ thống phanh khẩn cấp đáng tin cậy, có thể hoạt động ở chế độ có gió mạnh, ngăn chặn bánh xe xoáy lên đến tốc độ quá cao, để các cuộn dây máy phát điện không bị cháy.
Các nhà khoa học Đại học quốc gia Nam Ural (Chelyabinsk) quyết định giải quyết vấn đề này. Hệ thống được đội ngũ các nhà khoa học Ural phát triển tiêu thụ rất ít điện để phanh. Hệ thống điều khiển tự động bao gồm các bloc cơ và điện, hệ điều khiển lập trình và tập hợp cảm biến theo dõi tình trạng thành phần chính trong tuabin gió.
"Hệ thống mà chúng ta chế tạo không hề có loại tương tự trên thế giới. Ở Bắc Cực, hệ thống như vậy có thể lại vốn sau một tuần hoặc một tháng, khi có cơn bão đầu tiên. Hệ thống phanh cơ điện mà chúng tôi chế tạo có chi phí chỉ bằng 2-3% giá toàn bộ tuabin gió, và thời hạn phục vụ của nó là 35 năm," — nhà phát triển Evgeny Sirotkin giải thích.
Chắc chắn, để sản xuất tua bin gió công suất lớn cần phải xây dựng động cơ điện, sản xuất kết cấu thép. Do đó, đã quyết định rằng công ty mẹ, nơi tuabin gió tiên tiến được lắp ráp sẽ là công ty quốc phòng lớn nhất. Các nhà khoa học Đại học quốc gia Nam Ural sẽ sản xuất hệ thống điều khiển và cung cấp cho dây chuyền lắp ráp tua bin gió.