Khi đó, sau nhiều vòng trục xuất các nhà ngoại giao, Liên Xô đã cấm khoảng 200 công dân Xô viết làm việc tại Đại sứ quán Mỹ. Động thái đó là để "Đại sứ quán Mỹ phải quỳ trên đầu gối", nhà ngoại giao Steven Pifer làm việc tại Đại sứ quán Mỹ nhắc lại. Những công dân Liên Xô được tuyển dụng làm nhân viên phục vụ công việc sinh hoạt hàng ngày như lau chùi nhà vệ sinh và mua sữa. Bởi vì họ biết tiếng, am hiểu văn hóa và bộ máy quan liêu của Liên Xô, họ cũng đã giúp các nhà ngoại giao Mỹ trong các vấn đề thường ngày.
Vì vậy, sau quyết định của Liên Xô, các nhà ngoại giao Mỹ đã buộc phải thiết lập lịch trình và thay nhau làm những công việc mà trước đây người Nga được thuê để thực hiện. Steven Pifer và John Herbst nhớ lại cảnh cả hai đi nhận bưu kiện, làm việc như phu khuân vác và làm vệ sinh phòng tắm sạch sẽ. Thậm chí vợ, chồng của các nhà ngoại giao cũng tham gia làm những việc tương tự như thế. Tuy nhiên, theo lời kể của họ, tình hình lúc đó đã cho họ một cơ hội để đùa tếu vui vẻ.
Cuối cùng, những nhân viên làm công ăn lương được gửi đến giúp họ từ Washington và cơ quan ngoại giao chỉ bắt đầu thuê người Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Và ngày hôm nay, như tờ báo nhận xét, cơ quan ngoại giao Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào người dân địa phương, những người làm việc ở đó. Ví dụ, vào năm 2013 trong số 1279 nhân viên của đại sứ quán có 934 người Nga.
Washington chờ đợi Matxcơva sẽ đáp trả việc trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vào cuối năm 2016, nhưng khi đó Nga không thực hiện biện pháp nào hết. Nhưng bây giờ phản ứng của Điện Kremlin trước việc lưỡng Viện Quốc hội thông qua lệnh trừng phạt chống Nga có quy mô lớn hơn nhiều. Như vậy, theo lời cựu quan chức Nhà Trắng Jeffrey Edmonds, chính phủ Mỹ dự kiến Matxcơva chỉ trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ như một biện pháp đối xứng, chứ không phải là 755 người. Theo ông, động thái như vậy cho thấy: sau hưng phấn ban đầu, Vladimir Putin đã mất hy vọng vào việc Donald Trump có thể thay đổi quỹ đạo của mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ.
Việc giảm ồ ạt nhân viên đại sứ quán không chỉ gây thiệt hại cho các nhà ngoại giao Mỹ, mà sẽ làm mất việc của hàng trăm người Nga. Theo cựu quan chức Evelyn Farkas, điều này có thể chính là mục tiêu của Matxcơva: Nga tin rằng Putin muốn đặt Mỹ trong tình huống xấu, giống như họ đối xử tồi với người Nga, những nhân viên mà cơ quan ngoại giao sẽ phải sa thải.
Bên cạnh đó, việc giảm nhân viên sẽ dẫn đến hậu quả phải chờ đợi lâu dài để nhận thị thực nhập cảnh cho khách du lịch và doanh nhân Nga. Theo Farkas, điều đó một lần nữa cho thấy rằng chính phủ Nga đang hành động gây thiệt hại cho dân khi lấy đi của họ những dịch vụ mà Đại sứ quán Mỹ cung cấp.