Trên thực tế, Trịnh Xuân Thanh không phải là người bất đồng chính kiến, không phải là chiến sĩ đấu tranh chống lại tư tưởng sai lầm trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong nhiều năm dài, ông đã làm ra vẻ đi theo đường lối của Đảng trong tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ một — hành vi của ông ta không phù hợp với chuẩn mức đạo đức của đảng, ông lấy tiền ngân sách chi cho lối sống xa hoa. Việc kiểm tra đã bắt đầu sau khi Trịnh Xuân Thanh mua chiếc xe hạng sang Lexus và gắn biển xanh cá nhân vào nó. Các nhà chức trách có thẩm quyền đã phát hiện ra rằng, trong giai đoạn 2007-2013 khi ông Trịnh Xuân Thanh là người đứng đầu công ty PVC, ông đã ăn cắp nhiều tiền ngân sách và có dính líu đến những vụ gắn liền với các khu đất. Báo Straits đã tính toán rằng, ông Thanh đã lấy trộm khoảng 125 triệu Euro. Cả Đức và các nước khác đều biết Trịnh Xuân Thanh đã thực hiện các tội phạm về kinh tế. Một năm trước đây, chính phủ Việt Nam đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã quốc tế. Song, các nước văn minh không thích những kẻ tham nhũng, vì thế các quan chức Đức đã giấu lý do thực sự tại sao Việt Nam truy tố ông Thanh và mô tả vụ việc như là vụ "truy nã người tị nạn vì lý do chính trị".
Gần đây đã có một trường hợp tương tự. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị đề nghị miễn nhiệm chức vụ, và mọi việc đã bắt đầu từ khi người ta phát hiện ra rằng, bà ta đã sử dụng điện thoại văn phòng cho các mục đích cá nhân. Ngay sau đó bà đã nộp đơn xin thôi việc để tránh điều tra thêm. Nhưng, cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện ra rằng, bà ta đã lạm dụng chức vụ, bà Thoa và gia đình "sở hữu khối tài sản trăm tỷ" và gần 35% vốn điều lệ tại một công ty điện lớn.
Một vài ngày trước đã có tin rằng, ông Trầm Bê nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Sacombank đã bị bắt giữ…Đây chưa phải là danh sách đầy đủ.
Đâu là nguyên nhân của nhiều vụ sa thải, vụ bắt giữ những quan chức cấp cao tại Việt Nam trong một năm rưỡi qua? Theo tôi, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ban lãnh đạo đất nước đã phát động cuộc chiến chống tham nhũng ở mức độ thật nghiêm trọng. Hoạt động này đã bắt đầu sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (tháng 1 năm 2016), khi ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm Tổng bí thư. Ông cũng lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Công bằng mà nói, trước đây Đảng Cộng sản cũng đã lên án các hành vi tham nhũng, đã phát hiện và trừng phạt những quan chức "siêu trộm", nhưng, phải trung thực, trong nhiều trường hợp người ta nhắm mắt làm ngơ nếu kẻ trộm là một đảng viên, một số người lập luận rằng, "anh ấy là người đồng chí của chúng tôi". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng áp dụng nguyên tắc quan trọng nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng — không ai được miễn truy cứu nếu có hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện tội phạm về kinh tế và các tội phạm khác. Đây không phải chỉ là một cụm từ đẹp mà là một chương trình hành động. Một thí dụ là việc Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đây là đường lối chính trị cũng như đường lối kinh tế và đạo đức của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa chứng tỏ khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp nhất. Đặc biệt là, hiên nay cuộc đấu tranh chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất trên toàn thế giới. Nhưng, không phải tất cả các nước, bao gồm cả các nền dân chủ châu Âu, có đủ sức giải quyết vấn đề này.