Trịnh Xuân Thanh biến mất hồi tháng Bảy năm ngoái sau khi bị buộc tội gây thiệt hại cho Tổng công ty ở mức 150 triệu USD, và bản thân sự kiện cuộc trốn chạy của ông ta đã làm dấy lên nhiều tin đồn: Làm sao mà ông ta có thể đào tẩu nhanh gọn như vậy? Ai tiếp tay giúp ông ta chạy thoát ra nước ngoài? Suốt thời gian này khi có tin đồn rằng Trịnh Xuân Thanh lẩn trốn ở Hà Lan, rồi lúc lại có tin hình như ông ta đang ung dung ở Đức…
Và thế là mới đây tại Việt Nam xuất hiện tin mới cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã đến công an Việt Nam đầu thú và đang ở Hà Nội. Tuy nhiên, đến hôm thứ Tư, ngày 02 tháng Tám từ Đức có thông báo rằng các điệp viên Việt Nam đã "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh trực tiếp ngay trong công viên Tiergarten nổi tiếng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, rồi sau đó nhanh chóng đưa đối tượng này về tận Việt Nam. Hóa ra là tại hội nghị thượng đỉnh của "nhóm G 20" tổ chức tại Hamburg hồi đầu tháng Bảy, Việt Nam và Đức đã đàm phán về việc dẫn độ Thanh, chính trong khi người này mong chờ phán quyết cho hồ sơ xin tị nạn ở Đức. Rõ ràng, vụ thương lượng không đạt kết quả và phía Việt Nam chẳng thể kiên nhẫn hơn được nữa.
Sự vội vàng có thể cắt nghĩa bởi hàng loạt nguyên nhân. Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang chuyển sang vòng xoáy mới. Tin tức ồn ào gần nhất là việc bắt giữ một trong những lãnh đạo của ngân hàng lớn Sacombank, cùng với 15 nhân vật khác bị buộc tội gian lận tới hơn 400 triệu USD. Cùng lúc, từ bình diện chính trị đối ngoại loang ra tin xấu — Việt Nam buộc phải rút lui trước áp lực của Trung Quốc và ngừng công tác khai thác dầu khí ở lô số 136-03 trên Biển Đông. Về thực chất, Trung Quốc đã thành công với đe dọa đuổi người Việt Nam khỏi khu vực nằm bên trong "đường chín đoạn", và thực tế hãng Repsol của Tây Ban Nha đã xúc tiến khai thác ở đây cũng không giúp được gì.
Dù thế này hay thế khác, nhưng giả sử phía Việt Nam quả thực đã viện đến biện pháp cực đoan vạn bất đắc dĩ để mang Trịnh Xuân Thanh "trở về" cũng thể hiện tầm quan trọng chưa từng thấy của vụ việc ông ta liên quan đối với tình hình chính trị nội bộ. Bây giờ đang rõ ra là chuyện này còn có hệ lụy rất nghiêm trọng với quan hệ của Việt Nam và Đức. Người châu Âu đã phát biểu khá gay gắt chống lại hiện tượng trấn áp các blogger độc lập ở Việt Nam và ý kiến như vậy hiển nhiên không lọt tai ban lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, xét theo mọi điều, Hà Nội bây giờ sẵn sàng đương đầu với khả năng xấu hơn nữa trên bình diện này.