"Loại mìn này được sản xuất với kết cấu có 1 cánh quạt nối liền với kíp nổ của mìn hoặc lựu đạn và sau đó quả mìn này được gác lên cây.
Khi trực thăng bay qua làm quạt gió chuyển động và kích nổ quả mìn đó khiến trực thăng rơi. Dựa trên nguyên lý đó, Viện kỹ thuật Quân sự Việt Nam hồi đó đã nghiên cứu ra một loại vũ khí khác.
Trong đó có cả các loại mìn tịch thu được của Mỹ để cải tiến thành mìn chống trực thăng để triển khai trên mặt đất và cả trên cây", Đại tá Lê Thế Mẫu, Cựu chuyên gia Viện Chiến lược Quốc phòng cho biết trong chương trình "Núi sông bờ cõi" của Kênh VTV4.
Sáng tạo độc đáo của loại mìn này chính nằm ở ngòi nổ. Với cơ cấu cánh quạt hình chiếc lá chỉ hoạt động khi có gió thổi từ trên cao xuống do cánh quạt trực thăng bay qua.
Để vũ khí này phát huy tối đa khả năng diệt mục tiêu của mình, du kích địa phương đã nghiên cứu kỹ những bãi đổ quân của Mỹ để đặt mìn khi máy bay trực thăng đổ bộ thấp xuống bãi đáp, gió ở cánh quạt đã kích hoạt ngòi nổ gây cho quân địch những thiệt hại không nhỏ.
Sau khi ngành quân giới quy chuẩn hóa loại mìn đặc biệt này, nó đã trở thành ác mộng với quân đội Mỹ thời điểm đó.
Viện Vũ khí (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công nhiều vũ khí cực uy lực, trong đó có súng SCT-29 và đạn chống tăng ĐCT-7. Hồi tháng 10/2015, Việt Nam đã bắn thử nghiệm thành công đạn chống tăng nội địa ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29.
Kết quả bắn thử nghiệm đạn chống tăng ĐCT-7 thành công lần này đã làm tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh trong chiến đấu và là lời khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Theo thông tin được công khai, súng chống tăng SCT-29 có nhiều ưu điểm hơn so với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B40, B41 cả về tầm bắn và uy lực sát thương.
Cụ thể, phần đầu của đạn ĐCT-7 được thiết kế theo nguyên lý lượng nổ lõm, nhằm tập trung uy lực của thuốc nổ, tạo ra lượng nhiệt lớn để xuyên qua các lớp giáp bảo vệ của các loại xe tăng, bọc thép…
Việc chế tạo thành công đạn ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29 có ý nghĩa rất lớn, làm tăng đáng kể sức mạnh các lực lượng trong quân đội. Bởi loại súng này không chỉ được biên chế đi kèm bộ binh mà còn được lắp đặt trên một số loại xe bọc thép, xe bán tải,… nhằm tăng khả năng cơ động trên chiến trường.
Nguồn: VTV4, Báo Đất Việt