Tên lửa phòng không Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam sắp được thực chiến ở Tây Tạng?

Đăng ký
Đầu năm 2017, giới chức quốc phòng Ấn Độ xác nhận thông tin rằng họ mong muốn xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không Akash cho Việt Nam.

BrahMos - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ dành tên lửa tốt nhất cho Việt Nam?
Tình hình căng thẳng liên quan tới xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc xung quanh khu vực Doklam trên cao nguyên Tây Tạng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Mới đây nhất, Bắc Kinh đã tăng cường tới thực địa một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung di động tối tân HQ-16, điều này dự báo dẫn tới hệ quả là New Delhi bắt buộc phải có hành động đáp trả tương xứng.

Vũ khí nhiều khả năng sẽ được Ấn Độ điều động tới Doklam chính là tên lửa phòng không Akash, do sở hữu tính năng tương đối hiện đại, có tầm bao quát vượt trội các hệ thống cũ mà Liên Xô sản xuất đang phục vụ trong quân đội quốc gia Nam Á như SA-6/8/13.

© AFP 2023 / RaveendranTên lửa phòng không Ấn Độ "Akash"
Tên lửa phòng không Ấn Độ Akash - Sputnik Việt Nam
Tên lửa phòng không Ấn Độ "Akash"

Tuy nhiên theo Indian Express, báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho biết, sau khi nhấn mạnh tình trạng thiếu hụt đạn dược khiến Lục quân khó lòng đảm bảo khả năng chiến đấu quá 10 ngày, thì vấn đề sẵn sàng chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF) cũng bị đặt một dấu hỏi lớn.

Cụ thể, các hệ thống tên lửa phòng thủ mang tầm chiến lược nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa trên không nào đến từ Trung Quốc tại khu vực phía Đông vẫn chưa được triển khai.

tên lửa Akash - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ mua tên lửa không-đối-không của Ấn Độ?
CAG đã đề cập tới Akash — tổ hợp phòng không tầm trung tiên tiến do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) phối hợp cùng Công ty Bharat Dynamics Limited (BDL) hợp tác sản xuất.

Vũ khí này đủ sức gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng không quân đối phương, khiến nó trở nên đặc biệt quan trọng trong thế trận phòng thủ cũng như ngăn chặn của quốc gia.

CAG cho rằng căn cứ vào nhận thức về các mối đe dọa tiềm tàng, trong năm 2010, Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch trang bị cho IAF hệ thống tên lửa chiến lược để triển khai tại phía Đông, kế hoạch sẽ tiến hành từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2015 theo từng giai đoạn.

"Nhưng đáng tiếc rằng cho tới thời điểm hiện tại, thậm chí sau 4 năm, yêu cầu khẩn cấp này vẫn chưa được đáp ứng và mục tiêu chiến lược hiện vẫn chưa có gì", CAG nhận xét.

Trong năm 2009, Ấn Độ đã thay đổi quan điểm của mình đối với khu vực biên giới giáp Trung Quốc từ "ngăn chặn" sang "cản trở", do quốc gia láng giềng đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng quân sự rất đồ sộ.

Để đáp ứng đường lối mới, Ủy ban An ninh đã thông qua việc mua sắm và khởi tạo 6 khẩu đội Akash đầu tiên tại 6 căn cứ của IAF thuộc Bộ tư lệnh Phương Đông với kinh phí 540 triệu USD, đồng thời phê duyệt cấp ngân sách nhằm tạo ra cơ sở chuẩn bị và cất trữ tên lửa phục vụ chiến đấu.

Có thể nhận thấy vì lý do chủ quan mà kế hoạch công phu này vẫn chưa được Quân đội Ấn Độ triển khai đến nơi đến chốn khiến Akash chưa thể trực chiến trong tình hình nóng, làm cho họ gặp bất lợi rất lớn trước Quân đội Trung Quốc tại khu vực tranh chấp.

Không chỉ có vậy, triển vọng xuất khẩu loại tên lửa này cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ đặt câu hỏi về tính năng thực sự của chúng.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала