Sự thật vụ ông Trần Bắc Hà bị bắt

© Ảnh : SohaTrần Bắc Hà
Trần Bắc Hà - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước tin đồn bị bắt, ông Trần Bắc Hà cho biết ông vẫn bình thường và không muốn nói nhiều chuyện hơn vào lúc này.

Ông Trần Bắc Hà. - Sputnik Việt Nam
Đại án Phạm Công Danh- Ông Trần Bắc Hà: "'Tôi bình thường mà!"
Trước tin đồn ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt, trao đổi với báo chí, ông Trần Bắc Hà chia sẻ ngắn gọn và cho biết không muốn nói nhiều chuyện hơn vào lúc này.

Sáng ngày 9/8, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết ông vẫn bình thường. Khẳng định thông tin trên không phải là thật, trưa ngày 9/8, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cũng bác thông tin đã bắt ông Trần Bắc Hà. Vị lãnh đạo nói:

"Làm gì có, không có. Đây là tin đồn thôi".

Ông Trần Bắc Hà, sinh năm 1956, quê quán Bình Định, cư trú ở 20 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Trình độ Cử nhân Tài chính — Kế toán.

Ông Hà bắt đầu làm việc ở BIDV từ năm 1981 và đến năm 1991 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV — Chi nhánh Bình Định trong 8 năm.

Đến năm 2003, ông Hà được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc BIDV và đến năm 2007 là Tổng giám đốc BIDV.

Từ năm 2008 đến tháng 9/2016 là Chủ tịch HĐQT BIDV. Như vậy ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và hơn 8 năm giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV. Ông Hà nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9/2016.

Tin đồn đối với ông Trần Bắc Hà từng xuất hiện vào năm 2012. Cùng ngày với tin đồn này, thị trường xuất hiện tin Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng 2-3%, xăng tăng 6%. Thị trường chứng khoán khi đó giảm mạnh, gần 34.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD) đã "bốc hơi" do vốn hóa hai sàn Hà Nội, TP.HCM giảm.

Khi đó, ông Trần Bắc Hà đã xuất hiện trên truyền thông cho hay nhận được tin đồn này khi ông đang chủ trì buổi họp tại BIDV. Cựu chủ tịch BIDV cũng nhờ cơ quan điều tra vào cuộc tìm ra thủ phạm tung tin đồn.

Được biết ông Hà được xem là người tạo ra những bước chuyển mình của BIDV trong thời điểm thị trường ngân hàng ăn nên làm ra.

Phạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng - Sputnik Việt Nam
Phạm Công Danh biến bảo vệ thành giám đốc rút tiền tỷ như thế nào?
Theo nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an, năm 2013, Phạm Công Danh cần vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank nhằm tất toán hơn 1.600 tỷ đồng cho BIDV Chi nhánh sở giao dịch 2 và BIDV Chi nhánh Hải Vân

Trước đó, ngày 27/2/2012 Phạm Công Danh có giấy đề nghị vay 2.000 tỷ đồng gửi BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2 (quận 1). Kèm theo là những giấy tờ liên quan như phương án vay, hồ sơ vay.

Tài sản thế chấp trong hồ sơ vay gồm 5 lô đất tại dự án Khu phức hợp TM&DV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng (TP Đà Nẵng).

Cả 5 lô đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 5 công ty do nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB) làm chủ.

Sau khi thẩm định, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2 đồng ý cho vay 1.700 tỷ đồng. Quyết định này được trình lên HĐQT BIDV.

Đến ngày 15/3/2012, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV ra quyết định phê duyệt cho vay hỗ trợ tài chính tạm thời đối với dự án nói trên…

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала