Chi tiết lạ: Sự vô tình có chủ ý của quân đội Trung Quốc

© Ảnh : vietnamnetCăng thẳng gia tăng, Trung Quốc rút kiều dân khỏi Ấn Độ
Căng thẳng gia tăng, Trung Quốc rút kiều dân khỏi Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ hôm 15/8 đã có một vụ ẩu đả bằng đá và gậy sắt ở gần hồ Pangong, trong khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở vùng Kashmir - các quan chức Ấn Độ cho biết.

Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kéo tên lửa đến biên giới, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố “thắng bất cứ kẻ thù nào“
Một quan chức tình báo Ấn Độ nói với ABC News rằng vụ xô xát ngoài ý muốn đã xảy ra khi các quân nhân nước này ngăn cản một đội tuần tra của Trung Quốc tiến vào địa bàn khu vực Ladakh, do New Delhi kiểm soát.

Quan chức trên cho hay nhóm binh sĩ Trung Quốc "rõ ràng đã bị lạc đường do thời tiết xấu". Hai phía bắt đầu hò hét vào nhau sau khi giáp mặt, và nhanh chóng chuyển sang ném đá, nhưng không bên nào sử dụng súng. Theo NDTV, vụ đối đầu kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ.

"Hai bên ném đá vào nhau, làm một số binh sĩ của cả hai nước bị thương, và cuối cùng lực lượng của Trung Quốc đã rút lui," nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ nói với tờ Hindustan Times.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói binh lính Trung Quốc đã cố gắng tránh đối đầu, và Ấn Độ "cần có nỗ lực thực tế để duy trì hòa bình, ổn định ở vùng biên giới giữa hai nước".

Cố ý leo thang căng thẳng?

(L-R) Brazil's President Michel Temer, Chinese President Xi Jinping, Indian Prime Minister Narendra Modi, Russian President Vladimir Putin and South African President Jacob Zuma pose infront of a sand sculpture ahead of BRICS (Brazil, Russia, India, China and South Africa) Summit in Benaulim, in the western state of Goa, India, October 15, 2016 - Sputnik Việt Nam
Nga có thể gỡ “quả mìn biên giới” giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Trong khi đó, tờ India Today dẫn báo cáo từ tình báo quân sự Ấn Độ, nói rằng việc ném đá trong xô xát giữa quân đội Trung-Ấn là "chưa từng có" và trên thực tế là chủ định làm leo thang căng thẳng ở biên giới mà không cần đến vũ khí sát thương. Trước đây, các binh sĩ hai nước chỉ tát hoặc xô đẩy nhau.

Các vụ đối đầu ở Pangong xảy ra thường xuyên bởi 2/3 hồ này do Trung Quốc kiểm soát. Theo Hindustan Times, thông thường tình hình sẽ được kiểm soát sau khi các bên "lời qua tiếng lại" và mang băng rôn khẳng định chủ quyền nước mình ra.

Theo người Ấn Độ, các vụ xô đẩy có thể xảy ra trong một số lần binh sĩ Trung Quốc không chịu rút về. Trung tướng BS Jaswal, cựu chỉ huy lực lượng vùng Đông Bắc Ấn, tin rằng vụ việc ngày 15/8 "là hệ quả của cuộc đối đầu ở Doklam".

Quân đội Ấn Độ đã di chuyển lực lượng cùng trang thiết bị tại các địa bàn ở miền Đông nước này nhằm củng cố tuyến phòng thủ biên giới giữa căng thẳng ở Doklam, trong khi phía Trung Quốc không cử đại diện dự cuộc giao lưu giữa quan chức hai nước ở biên giới như thông lệ vào Ngày độc lập của Ấn Độ (15/8).

Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ đang vướng vào cuộc giằng co kéo dài từ giữa tháng 6 tại cao nguyên Doklam (Bắc Kinh gọi là Donglang), sau khi New Delhi đưa quân ngăn chặn quân đội Trung Quốc xây dựng một con đường ở vị trí chiến lược ngã ba biên giới Trung-Ấn-Bhutan.

Chính phủ Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo, yêu cầu Ấn Độ đơn phương rút quân trước khi tiến tới bất kỳ cuộc đối thoại nào, còn chính phủ Ấn Độ kêu gọi hai nước cùng rút lực lượng, hạ nhiệt căng thẳng và mở ra đàm phán.

Nguồn: ABC News, Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала