Trận thắng đầu tiên của Binh chủng Tăng Thiết giáp Việt Nam

© Ảnh : QPVNXe tăng PT-76.
Xe tăng PT-76. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vinh dự tham gia trận này là Tiểu đoàn 198 thuộc Trung đoàn 203 gồm Đại đội 3 và Đại đội 9 trang bị xe tăng PT-76 và đến giờ, có nhiều chuyện không phải ai cũng biết về đơn vị này.

танк т-54 - Sputnik Việt Nam
Tăng T-54 Việt Nam đối đầu M48 Mỹ
Thành lập từ năm 1959 nhưng phải gần 10 năm sau- tháng 2 năm 1968, binh chủng Tăng Thiết giáp (TTG) mới chính thức tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam.

Trận đánh đầu tiên của binh chủng là trận đánh hiệp đồng binh chủng tiến công cứ điểm Làng Vây (Hướng Hóa, Quảng Trị)- một cứ điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ nam khu phi quân sự của Mỹ và Quân lực Việt Nam cộng hòa.

Trận đánh đã thắng lợi giòn giã, đạt hiệu suất cao và mở ra truyền thống "Đã ra quân là chiến thắng" của binh chủng Tăng Thiết giáp.

Đơn vị xe tăng có vinh dự tham gia trận đánh này là Tiểu đoàn xe tăng 198 thuộc Trung đoàn xe tăng 203 gồm 2 đại đội: Đại đội xe tăng 3 và Đại đội xe tăng 9 trang bị xe tăng bơi nước PT-76. Và cho đến giờ, có nhiều chuyện không phải ai cũng biết về đơn vị này.

Tại sao lại là PT-76 mà không phải là T-34 hay T-54?

Lữ đoàn xe tăng 273 trên bãi tập - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giải quyết nỗi lo thiếu đạn chiến đấu như thế nào?
Năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang đi vào giai đoạn ác liệt, căng thẳng nhất. Sau khi đưa quân vào trực tiếp tham chiến, Mỹ cũng đổ vào miền Nam một khối lượng phương tiện chiến tranh rất lớn, trong đó có nhiều loại rất hiện đại và đã gây ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn.

Về phía ta, Bộ thống soái tối cao quyết định mở cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 vào một loạt các thành phố, thị xã nhằm tạo đà cho cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Một trong những kế sách quan trọng là kéo địch ra khỏi các thành phố, thị xã và chiến dịch Khe Sanh được mở nhằm mục đích đó.

Để tăng cường lực lượng cho chiến trường, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc sử dụng xe tăng ở miền Nam, Bộ cũng quyết định sẽ cho phép Binh chủng Tăng Thiết giáp đưa một đơn vị vào tham chiến tại khu vực đó.

Lúc này, được sự giúp đỡ của các nước anh em, trong trang bị của binh chủng TTG đã có khá nhiều chủng loại xe, trong đó phổ biến là xe tăng hạng trung T-34, T-54 và xe tăng hạng nhẹ PT-76. Mỗi loại xe trên đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Sau một vài cuộc họp của Bộ Tư lệnh binh chủng, xe tăng bơi PT76 là loại xe được chọn lĩnh ấn tiên phong đi chiến trường.

Được phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 là loại xe tăng hạng nhẹ, có khả năng bơi nước với nhiệm vụ chủ yếu là xe tăng trinh sát trong quân đội Liên Xô. Xe có biên chế 3 người- trong đó trưởng xe kiêm pháo thủ, hỏa lực chính gồm pháo 76,2 mm, súng máy 7,62 mm.

© Ảnh : thoidaiXe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây.
Xe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây. - Sputnik Việt Nam
Xe tăng PT-76 mang số hiệu 268 tham gia trận đánh giờ là tượng đài chiến thắng Làng Vây.

Xe tăng PT-76 được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ bộ binh tại những nơi có địa hình lầy lội, nhiều sông ngòi đầm lầy.

Do đó nó có ưu điểm lội nước tốt,sức cơ động cao trên nhiều địa hình nhưng điểm yếu của nó chỉ có vỏ giáp mỏng, khả năng tự bảo vệ thấp hơn so với các xe tăng hạng trung như T-34, T-54. Về hỏa lực cũng yếu hơn vì cỡ pháo chỉ có 76 mm và pháo thủ lại do trưởng xe kiêm nhiệm.

Vậy tại sao nó lại được lựa chọn? Đó không phải là một quyết định dễ dàng!

Để đi đến quyết định này đã có những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi, thậm chí căng thẳng trong nội bộ chỉ huy binh chủng cũng như giữa binh chủng với cơ quan cấp trên.

Xe tăng T-34 của Binh chủng Tăng - Thiết giáp. - Sputnik Việt Nam
Xe tăng T-34 Việt Nam tưởng đã về hưu nào ngờ vẫn dũng mãnh: Chiến công cuối cùng
Cơ sở của quyết định này là những phân tích hợp tình, hợp lý một cách toàn diện về tình hình ta, tình hình địch, đặc biệt là tình hình đường sá, địa hình, thời tiết kết hợp với những kinh nghiệm khi đưa Tiểu đoàn xe tăng 177 vào Vĩnh Linh.

Vào thời điểm đó, con đường huyết mạch cho nhiệm vụ tiếp vận vào Nam vẫn chủ yếu là các con đường dã chiến. Đường thường xấu, nhỏ hẹp và đặc biệt là có nhiều con sông lớn cắt ngang như sông Mã, sông Chu, sông Son, sông Đại v.v…

Tại các điểm giao cắt này, cầu phà của lực lượng bảo đảm thường có trọng tải nhẹ- thường là dưới 10 tấn. Nếu đưa xe tăng hạng trung đi thì công tác bảo đảm hết sức khó khăn. Còn nếu đưa PT76 đi, xe có thể tự mình vượt qua các vật cản này nhờ khả năng bơi của mình.

Về khả năng phòng hộ, nói cho công bằng nếu đã trúng đạn chống tăng thì ngay cả xe tăng hạng trung cũng sẽ bị xuyên thủng. Ngoài ra, còn một nguyên lý nữa đã được bộ đội ta tổng kết: "Bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết". Nếu đạn xuyên thủng vỏ giáp mà không trúng chỗ hiểm thì cũng không ảnh hưởng đến sức chiến đấu.

Về hỏa lực hoàn toàn có thể bù lại phần nào bằng việc tăng cường huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo các loại vũ khí, có khả năng bắn nhanh, bắn chính xác, tiêu diệt mục tiêu trong thời gian ngắn nhất với số đạn tiêu hao ít nhất. Để tăng cường hỏa lực cho xe có thể lắp thêm một khẩu trọng liên 12, 7 mm trên tháp pháo.

Ngoài ra, thực tiễn chiến tranh Việt Nam đã chứng minh: trang bị vũ khí tuy rất quan trọng nhưng yếu tố con người sử dụng trang bị vũ khí đó mới giữ vai trò quyết định.

Với những lý lẽ đó, PT-76 đã giành phần thắng trong cuộc đua lĩnh ấn tiên phong. Và thực tế sau này đã chứng tỏ đó là một lựa chọn chính xác.

© Ảnh : QPVNXe tăng T54 sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 203
Xe tăng T54 sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 203 - Sputnik Việt Nam
Xe tăng T54 sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 203

Đã có 1, 2, 3. Tại sao không phải là 4 mà lại là 198?

Ngày 5.8.1967 là ngày mà Bộ thông báo đồng ý với phương án đưa 1 tiểu đoàn (thiếu) xe tăng bơi PT76 đi chiến đấu tại chiến trường miền Nam của Bộ Tư lệnh TTG đã trình lên. Công cuộc chuẩn bị cho nhiệm vụ này bắt đầu được khởi động.

Lúc này, trong biên chế của Trung đoàn xe tăng 203 có 3 tiểu đoàn: 1, 2 và 3 với các đại đội mang phiên hiệu từ 1 đên 9. Trong đó các đại đội trang bị PT76 là 3, 6 và 9 nằm ở 3 tiểu đoàn khác nhau. Và thế là một tiểu đoàn mới được thành lập bằng cách gom các đơn vị trang bị PT76 lại (lúc đầu chỉ gồm 2 đại đội là Đại đội 3 và Đại đội 9).

Xe tăng PT-76 - Sputnik Việt Nam
“Baikal” Nga nâng tầm phẩm chất chiến đấu của xe tăng Việt PT-76
Thông thường, khi đã có 3 tiểu đoàn 1, 2 và 3 thì khi thành lập thêm một tiểu đoàn nữa nó sẽ mang phiên hiệu Tiểu đoàn 4. Nhưng không phải như vậy!

Thực ra, khi làm quyết định thành lập đơn vị cơ quan Quân lực Bộ Tư lệnh cũng đã đề nghị như vậy. Song các đồng chí trong Bộ Tư lệnh không đồng ý mà muốn chọn cho nó một cái tên nào đó có ý nghĩa hơn.

Một ý kiến được đưa ra: Đơn vị được thành lập giữa mùa thu tháng Tám- tháng có cuộc khởi nghĩa long trời lở đất 22 năm về trước- Cách mạng tháng Tám. Cuộc cách mạng đó đã đem lại độc lập cho đất nước ta, tự do cho nhân dân ta và ngày 19 tháng 8 đã đi vào lịch sử như một dấu son không bao giờ phai mờ.

Vậy nên chọn ngày đó để đặt tên cho đơn vị đầu tiên của binh chủng lên đường vào Nam đánh giặc.

Ý kiến đó ngay lập tức được thông qua và Tiểu đoàn xe tăng đầu tiên đi chiến đấu đã được mang phiên hiệu Tiểu đoàn 198. Đó là niềm vinh dự, đồng thời cũng là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn.

Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, đầu tháng 10 năm 1967, Tiểu đoàn 198 bắt đầu cuộc hành quân trên dưới 1000 km vào khu vực Đường Chín. Và ngày 6.2.1968, Tiểu đoàn đã lập công vang dội tại trận Làng Vây, mở ra tuyền thống vẻ vang "Đã ra quân là đánh thắng" của binh chủng TTG anh hùng.

Bài viết của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала