"So sánh như vậy là vô lý", — nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, nhận xét. — "Snowden đã tiết lộ thông tin về việc Hoa Kỳ thành lập hệ thống giám sát toàn cầu, vi phạm hàng loạt các quyền con người".
"Tôi không thể yên tâm khi chính phủ Hoa Kỳ dòm ngó vào đời sống riêng tư của dân, vi phạm tự do Internet và các quyền tự do cơ bản của người dân trên toàn thế giới thông qua hệ thống giám sát toàn cầu mà họ đang phát triển," — Snowden nói trong cuộc phỏng vấn với "The Guardian".
Và Snowden làm việc không vụ lợi, không đòi những khoản tiền thưởng.
"Nếu tiền bạc là động cơ của tôi, tôi có thể bán các tài liệu này cho vô số quốc gia và trở nên giàu có," — Snowden nói.
Còn ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước quy mô lớn, rút tiền và trốn sang nước ngoài. Tóm lại, Edward Snowden — chiến sĩ trong cuộc đấu tranh tư tưởng, Trịnh Xuân Thanh — kẻ lừa đảo lớn. Đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh đã hành động trong một nhóm có tổ chức. Đức không dẫn độ Trịnh Xuân Thanh vì ông có thể cung cấp những thông tin tối quan trọng về Việt Nam, mà ông, như một cán bộ cấp cao, tất nhiên, có quyền truy cập. Ngoài ra, thông qua Trịnh Xuân Thanh, Đức có thể tuyển mộ những quan chức và doanh nhân khác bị tham nhũng và sử dụng họ để nhận thông tin về những hợp đồng béo bở. Đức hứa, trong trường hợp khẩn cấp những quan chức bị tuyển mộ có thể trốn sang nước ngoài và Đức sẽ không dẫn độ họ về Việt Nam. Sau sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, Đức bắt đầu đưa ra đòi hỏi, dọa trả đũa Việt Nam, vì họ đã mất hợp đồng tuyệt vời.
Nếu Chính phủ Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này, thì đây sẽ là một tín hiệu cho những quan chức tham nhũng khác: có thể ăn cắp và trốn sang nước ngoài, — giáo sư Vladimir Kolotov nói tiếp.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có 150 triệu USD, không có quyền tiếp cận bí mật quốc gia và không duy trì quan hệ với những nhân vật cao cấp, thì Đức ngay lập tức dẫn độ ông về Việt Nam, — chuyên gia Nga kết luận.