Ý kiến chuyên gia: Tại sao Trung Quốc cần tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới?

© Sputnik / Anton DenisovDongfeng 5B (DF-5B)
Dongfeng 5B (DF-5B) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tiến hành công việc tạo ra tên lửa đạn đạo liên lục địa Julang-3 trang bị cho tầu ngầm.

Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kéo tên lửa đến biên giới, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố “thắng bất cứ kẻ thù nào“
Điều này đã được một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin. Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đưa ra lời bình luận với​​ Sputnik về  việc xuất hiện loại tên lửa mới và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của lực lượng chiến lược Trung Quốc.

Việc phát triển tên lửa đạn đạo mới JL-3 cho tàu ngầm ở Trung Quốc đã được biết đến trong nhiều năm trước đây. Người ta cho rằng loại tên lửa này sẽ được sử dụng để trang bị cho tàu ngầm tên lửa nguyên tử tiềm năng  dự án 096. Dự án hiện nay đang được giới truyền thông Trung Quốc "nhìn nhận".

Thông tin về dự án này bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng Bảy — đầu tháng Tám trên mạng Internet của Trung Quốc bằng bức ảnh nổi tiếng của tàu ngầm thử nghiệm dự án 032 (tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế giới), chiếc tàu phải chuyển đổi trang thiết bị tại nhà máy đóng tàu ở Đại Liên. Các bệ phóng tên lửa được lắp đặt trên tàu  đã được tăng kích thước để chứa được loại tên lửa lớn và dài hơn, do đó,  hình dáng bên ngoài của tàu ngầm đã thay đổi.

Hiện nay, Hạm đội Trung Quốc dự tính hợp nhất đội tàu gồm bốn tàu ngầm hạt nhân dự án 094/94 G, được trang bị tên lửa JL-2. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện một hợp phần hàng hải thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược thực sự hoạt động- việc tàu ngầm hạt nhân 092 được đưa vào biên chế trong những năm 1980 có lẽ mới chỉ là thử nghiệm.

Chinese CJ-10/DH-10 - Sputnik Việt Nam
Tên lửa CJ-10 Trung Quốc vô dụng tại Biển Đông
Cho dù trên thực tế, JL-2 có tầm tác xạ lớn (được cho là 7.400-8.000 km), khả năng sử dụng nó để ngăn chặn Mỹ vẫn còn hạn chế. Căn cứ và khu vực tác chiến của tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trung Quốc nằm trong khu vực Biển Đông. Đây là khu vực thích hợp nhất để tuần tra  các vùng biển gần Trung Quốc. Đối với những loại tàu  này,  lối ra Thái Bình Dương từ biển ven bờ sẽ là một vấn đề — sẽ phải vượt qua những eo biển hẹp  nằm dưới sự kiểm soát của đội tàu Mỹ và Nhật Bản.

Trong khi đó, từ Biển Đông,  tên lửa đạn đạo JL-2 không có khả năng tiếp cận lục địa Hoa Kỳ. Chúng có thể được sử dụng để tấn công vào đồng minh và các căn cứ của Mỹ ở châu Á, nhưng vai trò của chúng trong việc đảm bảo răn đe hạt nhân vẫn chỉ là thứ yếu. Để phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, Trung Quốc cần đến tên lửa trên biển mạnh hơn với tầm tác xạ từ 11.000 đến 13.000 km và tốt nhất là được trang bị đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập.

Việc thử nghiệm JL-2 là một quá trình dài, kèm theo nhiều thất bại và chậm trễ. Một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức nó suýt dẫn đến thảm họa đánh chìm tàu ngầm phóng thử  khi nó rơi ngược trở xuống làm tàu hỏng nặng.  Chương trình JL-2  chỉ đạt được bước đột phá và vượt qua khủng hoảng vào năm 2012.

Tuy nhiên, có thể giả định rằng sự phát triển của chương trình JL-3 sẽ diễn ra nhanh hơn. Sự khác biệt giữa nó và JL-2  sẽ ít hơn  so với những khác biệt giữa JL-2 và JL-1 — tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung Quốc có kích thước nhỏ và chỉ đạt tầm tác xạ 1.700 km. Trung Quốc sẽ có thể  dựa trên kinh nghiệm họ đã trải qua và tiến lên về phía trước nhanh hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала