Mỹ ra “Đạo luật Magnitsky” và trừng phạt chống Nga trên cơ sở thông tin bịa đặt

© AFP 2023 / Bertrand GuayWilliam Browder
William Browder - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những tin tặc chưa xác định được gần đây đã mở hộp thư điện tử của Robert Otto phụ trách “Hồ sơ Nga” của Cục Tình báo và Nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Hóa ra, từ lưu trữ của chuyên viên tình báo cho thấy chính Otto cũng nghi ngờ phiên bản chính thức của Mỹ về "vụ việc Magnitsky" và thậm chí cho rằng đây là chuyện giả tưởng huyền thoại. Nhưng đồng thời ông này bí mật giúp các nhà báo Mỹ "phản ánh" vụ việc và thực hành "Đạo luật Magnitsky" (biện pháp trừng phạt đầu tiên chống Nga kể từ năm 1991) ở những nội dung then chốt cần cho nhà cầm quyền.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong "cuộc chiến trừng phạt"
Không ít người cho rằng Robert Otto là "nhà tình báo xuất sắc nhất về Nga". Thế mà, để làm việc, "siêu điệp viên" này đã sử dụng thư tín cá nhân và không hề có cách thức gì bảo vệ hộp thư dưới bí danh Johnnie Walker, mà các hacker đã bẻ mã khóa đột nhập.

Kiểm toán viên Sergei Magnitsky bị kết tội trốn thuế năm 2009 và đã chết trong nhà tù Matxcơva "Matrosskaya tishina" vì suy tim. Đối tác kinh doanh của ông ta là William Browder,  đứng đầu quỹ Hermitage Capital Management, cũng bị cáo buộc trốn thuế ở Nga và bị kết án vắng mặt 9 năm tù, đổ lỗi rằng nhóm quan chức Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của kiểm toán viên.

Theo William Browder  dường như Magnitsky không hề trốn thuế, mà lại là người có công phanh phui một sơ đồ lừa đảo vì thế nên mới bị giết chết. Phần nhiều nhờ nỗ lực vận động hành lang của Browder mà Hoa Kỳ đã thông qua "Đạo luật Magnitsky", là gói biện pháp trừng phạt đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ nhằm chống Nga. Những người chỉ trích Browder đã nhiều lần chỉ ra rằng khi cáo buộc chính quyền Nga về cái chết của kiểm toán viên, ông này không hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào mà chỉ toàn giả định. 

Trong số những người mà Robert Otto thường xuyên liên lạc về vấn đề Magnitsky có Kyle Parker, nhân viên Ủy ban Quốc hội về đối ngoại. Đến lượt mình, Parker thường xuyên trao đổi thư từ với Browder và "quẳng" cho Otto toàn bộ những bức thư của nhà tài chính.

Một người chỉ trích Browder là đạo diễn Andrei Nekrasov đã quay bộ phim "Đạo luật Magnitsky. Ở hậu trường".

Và khi Browder bắt đầu thấy lo sợ vì bộ phim có thể được chiếu tại Nghị viện châu Âu, ông ta vội viết thư cho các nhà báo của ấn bản Mỹ Politico: «Ở ta đang có hàng đống những thứ mà người ta dự kiến thực hiện vụ xì-căng-đan thực thụ, và tôi muốn Politico công bố về những gì chúng tôi đang làm".

Otto thừa nhận rằng các chi tiết trong câu chuyện với Magnitsky (cụ thể như tiếp xúc của người này với cơ quan thuế Nga) chỉ là "sự đầu cơ", và lo ngại rằng "tất cả chúng ta sẽ biến  thành một phần trong bộ máy PR của Browder".

Như vậy, Robert Otto công khai thừa nhận rằng "Đạo luật Magnitsky" và biện pháp trừng phạt chống Nga đã thông qua dựa trên cơ sở của huyền thoại phi thực mà Browder sáng tác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала