Trước khi có bước tiến này, Việt Nam đã có thể tự sửa chữa và nâng cấp hầu hết các chiến đấu cơ có trong trang bị, kể cả tiêm kích đa năng Su-30MK2 và Su-27. Mới đây, trong bài viết "Thành công nhờ chủ động, sáng tạo" được đăng tải trên báo QĐND cho biết, thời gian qua, Nhà máy A32 đã sửa chữa, đưa vào bay thử thành công 30 máy bay các loại, bảo đảm tốt các chỉ số kỹ thuật và bàn giao cho các đơn vị.
Ngoài ra, nhà máy còn thay 4 phoam thùng dầu và sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu máy bay Su-30MK2; sản xuất 188 ống dẫn nhiên liệu, ống khí cao áp đặc chủng, bộ đèn phòng không khí tài đặc chủng xe TZM…
Nhà máy A32 còn sửa chữa, thay thế các bộ phận, linh kiện cho các đơn vị phòng không; sửa chữa hệ thống thủy lực điều khiển quay ăng-ten radar trên tàu; chế tạo và gia công cơ khí các linh kiện cho Nhà máy X51 và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sửa chữa kỹ thuật hàng không, nhà máy đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy trí tuệ tập thể, thiết kế hàng trăm bản vẽ cơ khí để gia công, chế tạo các linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa, sản xuất.
Thành công của nhà máy đã khiến Nga ngạc nhiên, trong bài viết mới đây với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước", tạp chí quốc phòng VPK của Nga cho biết Việt Nam đã tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.
Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài. Để thực hiện chương trình này, gần đây Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy quốc phòng A32 ở Đà Nẵng.
"Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu", nguồn tin khẳng định.
Theo VPK, để có được kết quả này, Nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ đi tập huấn tại nước ngoài nhơng diều quan trọng hơn, Việt Nam đã phát huy được khả năng sáng tạo trong việc tiếp cận với những công nghệ mới.
Nguồn: Báo Đất Việt