Việc ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong gần một tháng không kèm bất kỳ lời giải thích nào từ phía chính phủ, đã làm dấy lên lo ngại, thậm chí là tranh cãi về cuộc đấu tranh quyền lực tại nước này và nói rằng lãnh đạo cao nhất của quốc gia — người đứng đầu Đảng Cộng sản — có thể sẽ từ chức vào năm tới.
Bài báo Nhật nói về biểu hiện bất thường trong nghi thức ngoại giao của Việt Nam xuyên suốt chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đến Hà Nội. Lịch trình chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim được sửa đổi đột ngột ngay vào đêm hôm thứ Ba. Chương trình đã sửa đổi được gửi tới các phương tiện truyền thông lại không đề cập về cuộc gặp với Chủ tịch Quang (dự kiến vào ngày hôm sau, Thứ Tư). Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không đưa ra lý do giải thích cho sự thay đổi bất ngờ này.
Các nguyên thủ quốc gia, các vị khách quý khi đến thăm Việt Nam thường tiến hành các cuộc gặp với Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong các sự kiện như các buổi lễ đón tiếp các phái đoàn ngoại giao. Việc thiếu các thông báo cụ thể chỉ ra việc Chủ tịch Quang đang ở nước ngoài có nghĩa là ông hiện vẫn còn ở trong nước, càng làm cho sự vắng mặt của Chủ tịch trở nên bất thường tại một quốc gia cộng sản, vốn đặt trọng tâm vào trật tự chính trị ổn định như Việt Nam.
Các sự kiện chính trị kỳ lạ của Việt Nam thời gian gần đây
Lần xuất hiện công khai cuối cùng của Chủ tịch Quang là ngày 25 tháng 7, khi ông có cuộc gặp với Thư ký của Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Kể từ đó ông Quang đã bỏ lỡ các sự kiện quan trọng như Lễ kỷ niệm ngày truyền thống Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
Ngày này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với ông Trần Đại Quang. Lực lượng cảnh sát Việt Nam vốn thuộc "thẩm quyền" của Chủ tịch nước và Đồng chí Trần Đại Quang trước đây là Bộ trưởng Bộ Công an. Sự có mặt của ông trong dịp kỷ niệm ngày truyền thống Lực lượng là rất quan trọng nếu nhìn từ quan điểm chính trị, để củng cố tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông đã không xuất hiện, chỉ gửi lời chúc mừng cùng những lời động viên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm che khuất sự vắng bóng rõ ràng của Chủ tịch nước, người chính ra phải đảm nhiệm những nhiệm vụ như thế này. Tổng Bí thư đã thăm Indonesia từ Thứ Ba đến Thứ Năm, gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Tiếp theo là chuyến đi ba ngày tới Myanmar, nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nói chuyện với Tổng thống Htin Kyaw. Đây được đánh dấu là chuyến thăm Myanmar đầu tiên của Tổng Bí thư trong vòng 20 năm kể từ khi ông Đỗ Mười đến thăm nơi đây năm 1997.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Sự biến mất của ông Trần Đại Quang không phải là diễn biến kỳ lạ duy nhất trên chính trường Việt Nam trong vài tháng qua. Đã có thông báo ngày 30 tháng 7 rằng ông Trần Quốc Vượng sẽ tạm thay thế ông Đinh Thế Huynh, giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng vì lý do bệnh tật. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy việc ông Huynh sẽ quay trở lại, một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho biết ông Huynh hiện đang điều trị ung thư ở nước ngoài.
Cùng với đó, việc kỷ luật ông Đinh La Thăng do các sai phạm khi giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng là một sự kiện đáng chú ý.
Sự kiện, "scandal chính trị" lớn hơn là việc Mật vụ Việt Nam bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin đã gây ra căng thẳng trong quan hệ Việt- Đức. Ông Thanh được cho là có quan hệ với Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị buộc phải rời khỏi chính trường hồi năm ngoái.
Tổng Công tố CHLB Đức đã nhận trách nhiệm điều tra vụ việc nghi bắt cóc doanh nhân Trịnh Xuân Thanh cựu lãnh đạo tập đoàn Nhà nước Việt Nam Petro Vietnam Construction ở Berlin hôm 23 tháng Bảy. Cảnh sát Việt Nam thông báo rằng ông Thanh, nhân vật bị truy nã quốc tế 10 tháng trước, đã tự nguyện đầu thú với cơ quan thực thi pháp luật trong nước. Chính Trịnh Xuân Thanh đã xác nhận khẳng định thông tin này trên truyền hình quốc gia của Việt Nam.
Vụ việc đã làm quan hệ giữa Đức và Việt Nam xấu đi đáng kể. Trong tương quan những gì vừa xảy ra, Bộ Ngoại giao Đức công bố "persona non grata" với vị đại diện tình báo thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.
Các nhà lãnh đạo của Việt Nam được bình bầu tại các kỳ Đại hội Đảng 5 năm một lần, kế tiếp sẽ là vào năm 2021. Nhưng dù đã ở tuổi 73, ông Nguyễn Phú Trọng quay trở lại vị trí Tổng Bí Thư vào năm 2011, đã làm tăng đồn đoán rằng liệu ông có thể bàn giao quyền lực cho người kế nhiệm vào nhiệm kỳ tới hay không?
Người có nhiều khả năng nhất là ông Trần Đại Quang hiện lại vắng mặt. Vì bệnh tật ông Đinh Thế Huynh cũng sẽ bị loại khỏi danh sách. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng liên quan đến mối quan hệ của người này với ông Nguyễn Tấn Dũng, bị coi là cựu đối thủ chính trị của ông Trọng. Liệu tất cả những điều này đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Nhân dịp lễ quan trọng tiếp theo của Việt Nam là Ngày Quốc khánh, người ta đang chờ đợi liệu Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang có xuất hiện hay không?.