Trước đó, trong một bài báo cũng cho tạp chí Forbes, tác giả lưu ý rằng chính phủ Đức yêu cầu Việt Nam đưa ông Thanh trở lại Đức, nơi người này đã nộp đơn xin tị nạn.
Tác giả cũng viết rằng sự việc có thể dẫn đến thực tế Đức sẽ cắt giảm viện trợ thúc đẩy phát triển dành cho Việt Nam. Hoặc nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới loạt vấn đề với Thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Việt Nam dự kiến sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới.
Tuy nhiên, người đại diện Bộ Ngoại giao Đức cho nhà báo của tạp chí Forbes biết rằng còn quá sớm để nói về những hậu quả trong tương lai, mặc dù không ai phủ nhận cả hai khả năng được nêu.
Một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Đức đã phủ nhận ý kiến cho rằng có sự liên quan giữa cách chính phủ Đức phản ứng với vụ bắt cóc ông Thanh (mà theo một số người là không đủ cứng rắn) và lập trường của Việt Nam trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thông tin bắt đầu xuất hiện
Tuy nhiên, các chi tiết mới đang dần nổi lên. Đầu tháng này, tờ báo Đức Berliner Zeitung dẫn lời một luật sư của ông Thanh cho biết doanh nhân đã được đưa ra khỏi Đức bằng xe cứu thương đến một nước Đông Âu và sau đó đưa về Việt Nam.
Một tờ báo khác của Đức là Süddeutsche Zeitung thông báo trong tuần này, Cục Liên bang về di cư và người tị nạn hiện đang điều tra khả năng một nhân viên của cục được đề cập dưới tên là Hồ N.T., đã cung cấp thông tin cho tình báo Việt Nam. Sau đấy, tờ Deutsche Welle đưa tin ông Hồ N. T. còn viết bài cho báo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi ông đang làm việc ở Đức và ám chỉ mối quan hệ của nhân vật này với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh lọc đội ngũ Đảng tại Việt Nam?
David Hutt lưu ý rằng, chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam được một số nhà phân tích đánh giá trên thực tế là nỗ lực thanh trừng khỏi đảng các nhân vật thiếu trung thành.
Những sai phạm mà ông Thăng bị cáo buộc liên quan đến thời điểm ông này giữ cương vị Giám đốc điều hành PetroVietnam, các cáo buộc với ông Thanh cũng thuộc về thời gian ông là người đứng đầu Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Việt Nam, một công ty con của PetroVietnam.
Đáng lưu ý, bà Thoa là người đã từng chấp thuận việc bổ nhiệm ông Thanh và có lẽ đây là một lý do để sa thải bà ngoài các phương án chính thức, — nhà báo của tạp chí Forbes nhận định.
Như thế, rõ ràng PetroVietnam đang là trung tâm của những tình tiết gay cấn, — David Hutt kết luận.