Tuy nhiên, phản ứng rất có thể do sự cố với tàu " John McCain" gây ra, liên quan đến nhận thức chung (cả ở Mỹ và các nơi khác, kể cả ở châu Á) rằng một vụ va chạm tàu chiến — thì đó là một tai nạn ngẫu nhiên, còn bốn trường hợp như vậy xảy ra trong vòng bảy tháng thì đó đã là một xu hướng có hệ thống. Cũng hợp lý để nhớ lại rằng cách đây hai tháng, tàu khu trục tên lửa Fitzegerald đã đâm vào tàu chở hàng Philippine ngoài khơi Nhật Bản, khi đó bảy thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Vào tháng Năm, tàu tuần dương Lake Champlain va chạm với một thuyền đánh cá của Hàn Quốc. Ba tháng trước đó nữa, tàu khu trục Mỹ bị mắc cạn ở Vịnh Tokyo, và gần bốn ngàn lít dầu động cơ đổ xuống biển.
Nhiều chuyên gia, trong đó có Nga và Trung Quốc, cho rằng nguyên nhân của những vụ tai nạn là phía Mỹ vi phạm quy định vận chuyển quốc tế, bao gồm các quy tắc phân luồng tàu trên biển. Ngoài ra, thủy thủ Mỹ bị cáo buộc có thái độ kiêu ngạo đối với đại diện của các quốc gia khác, với những con tàu mà họ phải tiếp xúc, bản chất điều đó là ở chỗ vị thế như sau: tại sao tôi là đại diện của nước Mỹ vĩ đại lại phải nhường đường cho một tàu nhỏ bé mọn Philippine nào đó?
Cho dù nguyên nhân chính thế nào đi chăng nữa — không tuân thủ quy tắc hoặc thói thô tục của thủy thủ, đây là bằng chứng cho thấy tình trạng rắc rối trong Hải quân Mỹ. Rõ ràng, không có kỷ luật và trật tự trong Hạm đội Mỹ. Nhà Trắng hiểu điều này, vì thế đã sa thải Chỉ huy Hạm đội VII. Cả châu Á cũng nên phản ứng đáp trả với điều này. Đối với một số nước, tình hình với hạm đội Mỹ sẽ làm suy yếu niềm tin vào sức mạnh của quốc gia này. Những nước khác sẽ trở nên lo lắng hơn về sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương: đối với sự ổn định và an ninh trong khu vực, sự di chuyển của tàu chiến Mỹ có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến nhường nào? Sẽ tốt hơn nếu chúng cứ ở nhà, cạnh bờ biển ngoài khơi quê hương Mỹ, để mà huấn luyện tăng cường kỹ năng và kỷ luật của chính bản thân mình.