Tại Hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo BRICS đã thông qua Tuyên bố Hạ Môn, văn kiện chỉ trích việc đơn phương can thiệp quân sự và áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Bản tuyên bố ghi nhận rằng để thiết lập một nền hòa bình lâu dài cần phải có cách tiếp cận toàn diện dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi, công lý và hợp tác nhằm mục đích khắc phục hoặc xoá bỏ các nguyên nhân xung đột, bao gồm cả các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.
"Chúng tôi lên án sự can thiệp quân sự đơn phương, các biện pháp trừng phạt kinh tế và việc sử dụng tùy tiện các biện pháp cưỡng chế đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế và các chuẩn mực phổ biến được công nhận trong quan hệ quốc tế. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, không một quốc gia nào có thể tăng cường an ninh bằng cách gây phương hại tới an ninh của nước khác". — bản tuyên bố viết.
Hôm thứ Hai đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Hạ Môn nằm ven bờ biển đông nam Trung Quốc. Dẫn đầu phái đoàn Nga tại Hội nghị thượng đỉnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chủ tịch Trung Quốc chủ trì Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay tuyên bố rằng, mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh là tăng cường quan hệ đối tác toàn diện cùng có lợi vì lợi ích của việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển chung và cải thiện quản lý toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Giáo sư Victor Efimov nói lên ý kiến rằng, các mục tiêu do Hội nghị thượng đỉnh BRICS đặt ra có liên quan không chỉ đến các thành viên của tổ chức này mà còn mang tính chất toàn cầu.
"Theo tôi, ở đây nói về những thay đổi chiến lược trong sự phát triển nhân loại mà không chỉ riêng về những thách thức chiến thuật ngắn hạn. Mọi người thấy mệt mỏi do khái niệm quản lý hiện hành, tất cả các dân tộc đều thấy rõ điều đó. Vì vậy, theo ý kiến của tôi, nhiệm vụ chính của BRICS mà cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga đều ủng hộ — là tạo ra một loại "bãi cỏ hiền lành trong rừng" dựa trên các nguyên tắc khác. Khái niệm này không nhằm chống lại những ý tưởng khác, nó chỉ cho thấy rằng, có thể có một "lối sống khác", — ông Victor Efimov nhận xét.
Theo ông, các nguyên tắc cơ bản của BRICS là một sự thay thế đầy hứa hẹn cho nền kinh tế và chính trị toàn cầu hiện nay.
"Ở giai đoàn đầu tiên là các mục đích và ý nghĩa — chúng tôi nói rằng, mục đích và ý nghĩa không phải là việc tăng lợi nhuận và kiếm được nhiều tiền… Khái niệm này đã hết ý nghĩa. Đây là một khái niệm phi lý. Không chỉ các dân tộc của các nước BRICS mà còn những quốc gia khác gần gũi với chúng tôi cũng nhận thức được điều đó, trong đó có cả các nước châu Âu, và thậm chí cả Hoa Kỳ", — ông Efimov cho biết.
Nhóm BRICS bao gồm 5 quốc gia: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Mục tiêu chính của tổ chức này là phát triển sự hợp tác nhiều mặt giữa các quốc gia.