Sức mạnh "sát thủ" của đạn tên lửa Việt Nam

© Ảnh : Pritishp333Rafael SPYDER SAM
Rafael SPYDER SAM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam vừa bắn thử thành công hệ thống Spyder-MR - tổ hợp phòng không được trang bị loại đạn tên lửa có thể trang bị cho chiến đấu cơ.

Su-27 - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam có thể tích hợp tên lửa Python-5 cho tiêm kích Su-27/30?
Theo Đại tá Makar Aksenenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga, đạn tên lửa Python-5 của hệ thống phòng không Spyder-MR hiện được phương Tây trang bị cho tiêm kích F-15 và F-16, cũng như trên tiêm kích Kfir mà Israel phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Mirage 5 của Pháp.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, Python-5 cũng có thể tích hợp được lên tiêm kích Su-30MK2, nhưng để làm được điều đó, máy bay phải tiến hành thay thế một số thiết bị chuẩn vũ khí Nga bằng chuẩn phương Tây.

Mới đây, tờ Thời Đại đã dẫn số liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố cho biết, Việt Nam đã nhận tổng cộng 125 tên lửa Python-5. Vậy số tên lửa này được trang bị cho phương tiện nào?

Theo nguồn tin này, tên lửa Python-5 là 1 trong 2 loại đạn tên lửa nằm trong hệ thống phòng không Spyder-MR Việt Nam đặt mua từ Israel. Ngoài Python-5, hệ thống Spyder-MR Việt Nam còn sử dụng đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby.

SPYDER-SR - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bất ngờ phóng thử tên lửa phòng không Spyder hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
Những đạn tên lửa này có thể được khí tài trinh sát mục tiêu trên xe chỉ huy hoặc trên xe bệ phóng chỉ thị mục tiêu trước khi phóng (Lock On Before Launch) khi mục tiêu nằm trong tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.

Hoặc chúng tự phát hiện mục tiêu được chỉ định sau khi phóng (Lock On After Launch) khi mục tiêu nằm ngoài tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.

Spyder ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.

© Ảnh : Báo QĐNDTên lửa SPYDER của Kíp chiến đấu Tiểu đoàn 61 (Trung đoàn 236, Sư đoàn 361) rời bệ phóng tìm diệt mục tiêu
Tên lửa SPYDER của Kíp chiến đấu Tiểu đoàn 61 (Trung đoàn 236, Sư đoàn 361) rời bệ phóng tìm diệt mục tiêu  - Sputnik Việt Nam
Tên lửa SPYDER của Kíp chiến đấu Tiểu đoàn 61 (Trung đoàn 236, Sư đoàn 361) rời bệ phóng tìm diệt mục tiêu

Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.

Spyder có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.

Hiện nay, Spyder có 2 biến thể chính gồm MR và SR. Căn cứ theo những thông tin được công khai cho biết, tổ hợp Spyder-MR thích hợp để thay thế cho các hệ thống S-75 đã cũ, sắp hết niên hạn sử dụng và bổ sung, hỗ trợ, phối hợp với các tổ hợp Pechora-2TM đã nâng cấp trong lưới lửa phòng không đa tầng của Việt Nam.

Theo báo QĐND, trong cuộc diễn tập, bắn đạn thật các lực lượng phòng không năm 2017 diễn ra ngày 5/9 nhằm đánh giá thực trạng kết quả công tác huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng không, lần đầu tiên hệ thống tên lửa Spyder-MR Việt Nam khai hỏa.

Nguồn: Báo QĐND, Đất Việt, Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала