Bài báo, đặc biệt đã nêu ý kiến Việt Nam sẽ mua công nghệ sản xuất hệ thống dẫn đường của tên lửa Pháp và tích hợp nó vào tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam chế tạo dựa trên nguyên bản tên lửa Kh-35 của Nga. Tác giả tin rằng việc này "sẽ cho phép tên lửa Việt có được những lợi thế tốt hơn so với Kh-35 phiên bản gốc".
Để chứng minh quan điểm của mình, tác giả bài báo dẫn chứng kinh nghiệm của Ấn Độ, được cho là sử dụng công nghệ Pháp để cải thiện tính chính xác cho tên lửa PJ-10 "BrahMos" được chế tạo khi hợp tác với Nga.
(Tác giả bài báo viết như sau: «Tên lửa BrahMos — sản phẩm hợp tác với Nga được Matxcơva cung cấp động cơ còn New Delhi phát triển hệ thống dẫn đường. Nhưng trình độ có hạn của phía Ấn Độ đã khiến thời gian đầu xác suất trúng mục tiêu của PJ-10 rất thấp. Để nhanh chóng cải thiện tình hình, Quốc Vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ — ông Inderjit Rao Singh trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị Paris trợ giúp kỹ thuật. Kết quả thu được là rất đáng khích lệ, tỷ lệ trúng đích của BrahMos hiện nay đã lên tới 100%. Có lẽ cũng nên tham khảo cách làm của Ấn Độ bằng việc nhập khẩu công nghệ dẫn đường của tên lửa Exocet rồi tích hợp lên KCT 15, điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, thậm chí còn giúp tên lửa của ta sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả Kh-35 nguyên bản»).
Tất nhiên, vấn đề nội địa hóa sản xuất hệ thống vũ khí và không ngừng nâng cao tính năng chiến thuật và kỹ thuật của chúng là quan trọng đối với mỗi quốc gia. Có khả năng tên lửa chống hạm KCT-15 của Việt Nam được thiết kế như một loại vũ khí bổ sung (hoặc một sự thay thế có thể trong điều kiện chiến đấu thực tế) nguyên bản tên lửa Nga Kh-35 "Uran-E" đã được trang bị cho hai loại tàu chiến của của Nga "Molniya" và "Gepard" trong biên chế của Hải quân Việt Nam.
Phải chăng việc sử dụng công nghệ của Pháp đã giúp cải thiện đặc tính hiệu suất của tên lửa BrahMos? Có thể việc dùng chúng để "cấy" vào tên lửa KCT-15 của Việt Nam sẽ mang lại kết quả thực sự, có đúng là KCT-15 vượt trội so với Kh-35 của Nga? "Sputnik" đã đề nghị chuyên gia vũ khí của Nga, ông Victor Murakhovski, Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" bình luận về vấn đề này.
"Đối với tên lửa "BrahMos" thì tôi không biết đến việc sử dụng công nghệ theo giấy phép của Pháp để cải thiện độ chính xác của nó, — chuyên gia nói. — Tên lửa do Nga phát triển P-800 "Oniks" ("Yakhont") (dựa trên cơ sở của nó đã tạo ra "BrahMos"). Kh-35 " Uran " và "Exocet" của Pháp — là những hệ thống vũ khí khác nhau. Ở phương Tây, tên lửa P-800 không có sản phẩm tương đồng. Tên lửa Kh-35 —là loại tên lửa đa năng, có thể sử dụng trên biển, trên đất liền và trên không. Về mặt kỹ thuật, có thể tích hợp nó vào một hệ thống "lạ" nào đó. Tuy nhiên, những lợi thế của hệ thống hướng dẫn (đặc biệt là đầu đạn tự hướng dẫn) của tên lửa Pháp "Exocet" gây cho tôi một mối nghi ngờ lớn. Khi bắn vào các mục tiêu trên mặt nước, hầu như tất cả các hệ thống nói trên đều sử dụng hệ thống dẫn đường bằng radar, "làm việc" trong những phạm vi phù hợp nhất, đảm bảo " độ tương phản radio" mục tiêu theo chùm tia tương phản nó. Các định luật vật lý là như nhau cho tất cả. Tuy nhiên, Nga đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Những công nghệ này đã được sử dụng thành công trong tên lửa Kh-35, và trong nhiều "sản phẩm" có tốc độ và tầm xa cao hơn. Bên cạnh đó, hoạt động ở Syria đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng tên lửa Kh-35 chống mục tiêu mặt đất. Đáng tiêc là không có bằng chứng thực sự về tính ưu việt của hệ thống hướng dẫn tên lửa công nghệ Pháp so với Nga".
Victor Murakhovski lưu ý rằng phiên bản xuất khẩu của tên lửa Nga Kh-35 được mua nhiều trên thị trường vũ khí thế giới, kể cả Ấn Độ và Trung Quốc. Và không ai trong số khách hàng nước ngoài đưa ra bất kỳ khiếu nại nào về đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của nó. Đối với tên lửa Việt Nam KCT-15, được chế tạo trên cơ sở phiên bản xuất khẩu Kh-35, thì theo ý kiến của chuyên gia, một nỗ lực "để lắp một đầu đạn lạ vào nó (tức là hệ thống dẫn đường " Exocet " của Pháp) sẽ không thể đưa đến cho KCT-15 những lợi thế chiến thuật trước "ông tổ" của nó.