Tướng Nguyễn Đức Soát lý giải vì sao Việt Nam lựa chọn Su-27, thay vì MiG-29

© Sputnik / Anatoliy Medved / Chuyển đến kho ảnhSu-27
Su-27 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN từng được phân công dẫn đầu đoàn cán bộ đi nghiên cứu tại Nga để lựa chọn giữa máy bay MiG-29 và Su-27.

Cặp Su-30MK2 Việt Nam xuất kích. - Sputnik Việt Nam
Xem Su-30MK2 Việt Nam mang vũ khí sát thương nã đạn diệt mục tiêu (Video)
Nhắc lại thời điểm đó, Trung tướng Nguyễn Đức Soát cho hay:

Trước yêu cầu bảo vệ biển đảo, đặc biệt là các vùng biển đảo xa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã giao cho Quân chủng Không quân đi tìm mua một loại máy bay chiến đấu đáp ứng nhiệm vụ đó.

Tháng 6/1994, khi đang là Phó Tư lệnh Quân chủng không quân lúc bấy giờ, ông được phân công dẫn đầu đoàn cán bộ đi nghiên cứu tại Nga để lựa chọn giữa máy bay MiG-29 và Su-27.

© Ảnh : Bao phu nuTiêm kích Su-27 của Việt Nam
Tướng Nguyễn Đức Soát lý giải vì sao Việt Nam lựa chọn Su-27, thay vì MiG-29 - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích Su-27 của Việt Nam

Đoàn đã làm việc tại các Văn phòng thiết kế Sukhoi, nơi thiết kế máy bay Su và Văn phòng thiết kế Mykoyan, nơi thiết kế máy bay MiG. Sau một loạt cân nhắc, đoàn quyết định mua máy bay Su-27.

Trước khi trở về nước báo cáo, đoàn đã ký biên bản ghi nhớ mua 12 chiếc Su-27, chia làm hai đợt.

Tên lửa chống hạm Kh-59MK lắp trên cường kích Su-24 - Sputnik Việt Nam
Hai loại tên lửa đối hạm đáng gờm của Su-30MK2 Việt Nam
Sau khi báo cáo với Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước lúc đó là đồng chí Lê Đức Anh đã quyết định mua máy bay Su-27 và đề nghị mời phía Nga sang để ký kết hợp đồng.

Theo tướng Soát, sở dĩ Việt Nam chọn máy bay Su-27 mà không phải máy bay khác là vì vào thời điểm đó, đây là loại máy bay hiện đại nhất của Nga.

Về tầm bay, Su-27 có thể bao trùm toàn bộ vùng biển và các đảo xa của Việt Nam ở Biển Đông mà các máy bay khác như MiG-29 không thể làm được.

Thêm vào đó, đây là máy bay tiêm kích và cho đến nay, người ta vẫn đánh giá Su-27 là một trong những máy bay tốt nhất thế giới.

Cũng theo tướng Soát, trong hợp đồng có nói rõ là đến tháng 8/1995, phía Nga sẽ giao đủ 12 máy bay và công tác bàn giao đã được tiến hành đúng thời hạn. Đợt 1 với 6 máy bay được giao vào cuối năm 1994 và đợt 2, với 6 máy bay còn lại, được giao vào tháng 8/1995.

Đồng thời, trong hợp đồng cũng nêu rõ nơi chúng ta lựa chọn để chuyển loại máy bay.

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bất ngờ: Su-30MK2 Việt Nam sẽ được trang bị rocket thông minh nội địa?
Sau khi cân nhắc giữa trường không quân của Nga và Viện thiết kế Sukhoi thì Viện thiết kế Sukhoi đã được lựa chọn để huấn luyện, chuyển loại máy bay bởi theo tướng Soát, đây chính là nơi các công trình sư đã thiết kế ra máy bay Su-27 nên lý thuyết rất giỏi, Hơn nữa, nơi đây có đội ngũ phi công thử nghiệm giỏi, hầu hết là anh hùng Liên Xô, anh hùng nước Nga sau này.

Sau đó, Bộ Quốc phòng, Quân chủng đã quyết định cử 6 phi công và 30 kỹ sư, kỹ thuật viên sang Nga để huấn luyện, chuyển loại. Bộ Quốc phòng, Quân chủng đã giao cho Thiếu tướng Nguyễn Đức Soát (sau là Trung tướng, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) làm trưởng đoàn.

© Ảnh : Cục Chính trị Quân chủng PK-KQViktor Geogiyevich Pugachev cùng 6 phi công tiêm kích Su-27 đầu tiên của Việt Nam. Từ trái qua phải: Nguyễn Văn Thận, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Đức Soát, Viktor Geogiyevich Pugachev, Trần Văn Thi, Đỗ Văn Đức, Võ Văn Tuấn.
Tướng Nguyễn Đức Soát lý giải vì sao Việt Nam lựa chọn Su-27, thay vì MiG-29 - Sputnik Việt Nam
Viktor Geogiyevich Pugachev cùng 6 phi công tiêm kích Su-27 đầu tiên của Việt Nam. Từ trái qua phải: Nguyễn Văn Thận, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Đức Soát, Viktor Geogiyevich Pugachev, Trần Văn Thi, Đỗ Văn Đức, Võ Văn Tuấn.

Cùng với đó là Đại tá Trần Văn Thi, Phó Sư đoàn trưởng (sau là Thiếu tướng, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng PKKQ) Trung tá Võ Văn Tuấn, Phó Trung đoàn trưởng (sau là Thượng tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND VN), Thiếu tá Nguyễn Văn Thận, Nguyễn Văn Phượng, Đỗ Văn Đức sang huấn luyện, chuyển loại máy bay.

Theo báo Quân đội Nhân dân, máy bay Su-27 do Liên Xô sản xuất, thuộc biên chế của Không quân Việt Nam và giữ vai trò quan trọng trong việc bay huấn luyện cũng như bảo vệ bình yên bầu trời Tổ quốc.

Hiện các máy bay Su-27 được trang bị cho Trung đoàn 925, Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không — Không quân.

Những năm qua cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 925 luôn thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác.

Su-27SM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sửa chữa nâng cấp thành công tiêm kích chiến đấu Su-27 (Video)
Tiền thân của Trung đoàn 925 ngày nay là Trung đoàn 940 thuộc Trường Sĩ quan Không quân, được thành lập ngày 21-5-1979, có nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện, chuyển loại phi công sau khi tốt nghiệp máy bay Iak-52 sang loại máy bay tiêm kích MiG-21.

Ngày 10-4-2010, Trung đoàn 940 được biên chế về Sư đoàn 372, với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Sau một năm được biên chế về Sư đoàn 372, trung đoàn đã tiến hành bàn giao toàn bộ máy bay MiG-21 cho đơn vị bạn, đồng thời tiếp nhận, huấn luyện làm chủ máy bay Su-27.

Hơn nửa năm tiếp theo (tháng 1-2012), trung đoàn đã bước vào thực hiện nhiệm vụ trực ban chiến đấu tiêm kích phòng không và sẵn sàng cất cánh bảo vệ chủ quyền không chỉ ở vùng trời trên đất liền mà còn trên các vùng biển, đảo xa của Tổ quốc.

Trong đợt thực hành bắn, ném bom, đạn thật do Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức (tháng 8-2012), Trung đoàn 925 lần đầu tiên tham dự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ tư lệnh quân chủng tặng cờ "Đơn vị bắn, ném giỏi".

Nguồn: Báo QĐND, Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала