Chị Nguyễn Thanh Hà (95 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: Không riêng gì các loại hàng gia dụng, các mặt hàng thực phẩm như đường, sữa, gia dụng, nước chấm, bánh, kẹo… có xuất xứ từ Nhật Bản đều có mùi vị thơm ngon và đặc biệt là có tiêu chuẩn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt nên gia đình chị tín dụng từ nhiều năm nay.
"Tôi có 2 con phải nuôi "bộ" và đều được nuôi bằng sữa công thức của Nhật Bản. Về mặt dinh dưỡng, tôi cho rằng sữa công thức nhiều nước đều giống nhau, nhưng tôi tin sữa Nhật an toàn hơn" — chị Nguyễn Thị Thu Thủy (Thái Hà, Hà Nội), chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, chủ chuỗi cửa hàng đồ gia dụng tại quận Đống Đa cũng cho biết:
"Chị rất ít khi mua thuốc nội sử dụng dù giá thành rẻ, bởi "cùng một loại biệt dược nhưng nếu dùng hàng của Đức, Pháp thì bệnh khỏi nhanh, còn hàng của Việt Nam thì đều phải sử dụng kéo dài ngày".
Theo một chuyên gia kinh tế, nếu như ở mặt hàng bình dân, hầu hết hàng hóa của Trung Quốc thường rẻ hơn các loại hàng hóa cùng loại của Việt Nam từ 20-30%. Một mức chênh lệch rất đáng kể đối với người tiêu dùng, nhất là những người có gia cảnh khó khăn phải tính toán từng đồng chi tiêu. Điều này lý giải tại sao hàng hóa Trung Quốc tuy chất lượng không cao nhưng vẫn có mức tiêu thụ lớn trên đất Việt, trong khi đó, cùng chất lượng tương đương, hàng Việt Nam rất khó có cơ hội vào được thị trường Trung Quốc.
"Điều cơ bản là các DN Việt Nam cần nhìn nhận thị trường trên 90 triệu dân rất tiềm năng, nhất là thị trường khu vực nông thôn. Không thể để hàng Trung Quốc từ cây kim, sợi chỉ, chiếc bát ăn cơm… đều "làm mưa làm gió" ở thị trường này" — vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Nguồn: Bizlive