Hỏi nóng: Thế nào mới là công dân hạng nhất ở đặc khu kinh tế?

© Ảnh : infonetTS Trần Đình Thiên
TS Trần Đình Thiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam phải mở các đặc khu kinh tế thu hút được những nguồn lực tốt nhất của thế giới. Để cạnh tranh được với thế giới, công dân ở đó phải là công dân hạng nhất, kinh tế thị trường hiện đại đủ hấp dẫn các nhà đầu tư hàng đầu.

Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Đặc khu kinh tế sẽ có “chính quyền một người” với 116 thẩm quyền
Đó là quan điểm của TS Trần Đình Thiên chia sẻ tại Hội thảo Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) hôm nay 20/9.

Công dân hạng nhất, nguồn lực hàng đầu

Theo ông Trần Đình Thiên, đi sau thế giới hàng vài thập kỉ, vì vậy khi làm đặc khu kinh tế, Việt Nam phải xác định thật rõ mục đích của mình, xác định đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ làm được những gì.

"Không phải so với trong nước, đặc khu kinh tế của Việt Nam phải thu hút được những nguồn lực tốt nhất thế giới. Luật về đặc khu kinh tế, các thể chế đều phải hướng về mục tiêu đó", ông Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

Ông cho rằng đầu tiên, đặc khu kinh tế phải khác hẳn phần không phải là đặc khu của Việt Nam. Các khu vực khác đang chuyển sang thị trường hiện đại, đối với đặc khu kinh tế phải là ngay lập tức chuyển sang thị trường hiện đại.

© Ảnh : Facebook/Quảng Ninh SkylineĐặc khu Vân Đồn
Đặc khu Vân Đồn - Sputnik Việt Nam
Đặc khu Vân Đồn

Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đặc khu kinh tế: Con dao hai lưỡi của nhiều nước, VN có nên theo?
Theo đó, công dân tại các đặc khu này cũng phải là công dân hạng nhất, như vậy mới cạnh tranh được với thế giới và thu hút các nhà đầu tư hàng đầu. Ông Thiên cho rằng bất kể công dân là ai, khi tham gia đặc khu kinh tế phải sống khác đi, theo tư cách của công dân hạng nhất để bắt kịp tốc độ phát triển cao của các đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế phải được xây dựng với hình mẫu đặc biệt như vậy mới có cơ hội đột phá.

Chính quyền đặc khu độc lập, chỉ dưới Thủ tướng

Nhìn lại thực tế, ba Nghị quyết tái cơ cấu, chủ trương từ đại hội Trung ương V đều chật vật để được thông qua. Việt Nam phải "vật vã" 30 năm mới công nhận kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. TS Trần Đình Thiên cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ thực hiện các thể chế, chính sách của Việt Nam.

Ông Thiên cho rằng Việt Nam mất 10 — 15 năm để thảo luận về các đặc khu kinh tế nhưng vẫn ì ạch. Việt Nam đã làm rất nhiều thứ nhưng toàn tự đặt ra luật để trói buộc mình. Từ các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, cả khu kinh tế mở Chu Lai nhưng cùng lắm chỉ được ưu đãi ở mức cao nhất của Việt Nam.

"Ưu đãi ở mức cao nhất của Việt Nam chẳng có ý nghĩa gì cả. Các vấn đề để phát triển đặc khu kinh tế phải vượt qua khỏi tư duy đi từ các quy tắc cũ. Luật, thể chế, kinh tế tại đây phải được mạnh dạn làm mới. Đặc khu kinh tế vẫn sử dụng quy tắc cũ chỉ cơi nới thêm thì không có ý nghĩa gì cả", ông Thiên bày tỏ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường
Vị chuyên gia đưa ra ví dụ về mô hình thành công tại đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc). Để thu hút được Hồng Kong, Ma Cao đầu tư, chính quyền, thể chế của Thâm Quyến cũng phải phát triển tương đương với các đơn vị trên. Theo luật, tại Thâm Quyến vẫn có đảng, chính quyền lãnh đạo nhưng thu hẹp tối đa, chính quyền đặc khu được trao quyền lực tự chủ các quyết định tại đặc khu, độc lập với "tỉnh mẹ". 

"Tư tưởng phải đột phá như vậy mới giải quyết được vấn đề. Việc phân cấp đặc khu kinh tế tương đương cấp huyện hay cấp tỉnh rất quan trọng vì sẽ liên quan đến việc phân quyền lãnh đạo", ông Thiên nhấn mạnh. 

Ông góp ý để quyền được thực thi, không bị câu nệ vào một cấp hành chính, tốt nhất đặc khu này là cấp tỉnh, tương đương cấp tỉnh, hoặc đặc khu này chẳng thuộc đơn vị nào cả, là một phần của đất nước giống như Bali. 

© Flickr / ak_phuongPhú Quốc
Phú Quốc - Sputnik Việt Nam
Phú Quốc

GS Nguyễn Đức Khương (Học viện Kinh tế IPAG, Pháp) - Sputnik Việt Nam
2 người Việt có tên trong top 5% "kinh tế gia hàng đầu" là ai?
Đồng tình với ý kiến trên, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS Đặng Minh Tuấn cũng cho rằng nên coi chính quyền đặc khu là chính quyền địa phương trực thuộc trung ương, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Luật về đặc khu kinh tế cũng chỉ rõ vai trò của Trưởng đặc khu kinh tế trong việc tự quyết các vấn đề của đặc khu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia vẫn bày tỏ băn khoăn về vấn đề lựa chọn Trưởng đặc khu kinh tế và Hội đồng giám sát tư vấn tại các đặc khu này. 

Nhìn từ việc giám sát của Hội đồng nhân dân các tỉnh hiện nay, Luật sư Hoàng Ngọc Giao đề nghị phải quy định rõ về việc tư vấn gì, giám sát gì của Hội đồng giám sát tư vấn tại các đặc khu.

"Tôi không tin năng lực của Hội đồng giám sát, liệu rằng có bị lợi ích nhóm tác động, ai kiểm soát hiệu quả của Hội đồng này", ông Giao nói.

Nguồn: Infonet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала