Tờ báo công bố rằng kết luận của các nhà nghiên cứu từ Phòng Địa chất và Khoáng sản của phân viện Siberia thuộc Viện HLKH Nga kết hợp với Đại học quốc gia Novosibirsk, nhóm khoa học đã khôi phục lại lịch sử Baikal và dự đoán tương lai có thể của nó, kết nối quá trình kiến tạo và sự tích tụ trầm tích ở các vùng trũng rạn Baikal, cũng như tóm tắt dữ liệu thu được bởi các nhà nghiên cứu khác. Kết quả được công bố trên số đặc biệt của tạp chí Gondwana Research.
"Trên lớp vỏ của Trái đất, ở giữa Eurasia, có một vết nứt lớn — vùng rạn Baikal. Dần dần nó sẽ mở rộng và nếu không thay đổi tình trạng địa động lực thì trong vòng 20 triệu năm lục địa lớn nhất lại chia thành hai phần, và tại địa điểm hồ Baikal hiện nay sẽ xuất hiện một đại dương mới" — bài báo cho biết.