Tại sao Việt Nam cần chuyên gia hạt nhân?

© Ảnh : Rosatom Khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Việt Nam tạm dừng chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân không có nghĩa là chấm dứt hợp tác với Nga trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân.

Điều này một lần nữa được Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang khẳng định trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Sáu. Sự hợp tác này bao gồm cả việc tiếp tục hoạt động của lò nghiên cứu phản ứng ở Đà Lạt, và việc xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân với lò phản ứng có công suất 10-15 MW tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Nga. Hoạt động của Trung tâm sẽ cho phép Việt Nam duy trì và mở rộng năng lực của mình trong ngành công nghệ hạt nhân. Và đây là điều rất quan trọng, theo quan điểm ​​của nhiều chuyên gia Nga, chuyên gia quốc tế và  cả chuyên gia Việt Nam; sớm hay muộn Việt Nam sẽ trở lại với chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Mục tiêu của Trung tâm —  tiến hành các công trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ bức xạ hạt nhân dành cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và y tế. Ngoài ra — đó là việc sản xuất đồng vị phóng xạ dành cho y học hạt nhân đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cả với mục đích xuất khẩu. Và, tất nhiên, việc đào tạo chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử trong đời sống hòa bình.

Nhưng hiện thời Trung tâm này chỉ tồn tại trong dự án — việc thực hiện đề án sẽ mất ít nhất 7 năm — các nhà khoa học hạt nhân Việt Nam đang được đào tạo ở Nga, theo chương trình đại học toàn phần ở các trường Đại học Vật lý kỹ thuật Matxcơva và Đại học năng lượng, trong các trường đại học của St. Petersburg và Vladivostok. Chuyên gia Việt Nam tăng cường bổ sung trình độ trong những khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

© Ảnh : Rosatom Khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). - Sputnik Việt Nam
Khóa đào tạo đặc biệt do Rosatom tổ chức cùng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Trong khóa đào tạo như vậy mới đây, được tổ chức trong vòng hai tuần tại  thành phố khoa học Obninsk ở ngoại ô Matxcơva, có 29 chuyên gia từ 16 quốc gia tham gia. Việt Nam đã cử hai đại diện là ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chánh Văn phòng Cục Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và bà Nguyễn Thị Hoa Mai, nghiên cứu viên của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM). Cả hai chuyên gia đều hoàn thành xuất sắc khóa học.

Trong cuộc phỏng vấn của  "Sputnik-Việt Nam", chuyên viên Việt Nam đánh giá cao việc tổ chức các khóa học, cũng như chương trình giảng dạy đã được chuẩn bị cho học viên.

"Trong hai tuần này, nhờ các chương trình đào tạo có hệ thống tuyệt vời, tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến ​​thức mới trong lĩnh vực hạt nhân. Kiến thức này rất cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai của tôi tại quốc gia cung cấp cơ sở phát triển  khoa học và công nghệ hạt nhân ", — ông Nguyễn Văn Trường nhấn mạnh.

"Tôi đã rất vui khi được đi học tại các khóa đào tạo. Khóa học mở rộng đáng kể tầm nhìn của tôi trong lĩnh vực xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Tôi rất hứng thú  làm quen với những kinh nghiệm tuyệt vời của Nga đã được tích lũy trong lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ. Đối với đất nước của tôi, kinh nghiệm này đặc biệt quan trọng và cấp bách trong bối cảnh thực tế là nhiều nước láng giềng trong khu vực ASEAN đã tích cực triển khai chương trình  xây dựng nhà máy điện hạt nhân", —  bà Nguyễn Thị Hoa Mai nói.

Các khóa học tương tự sẽ được Rosatom cùng với IAEA tổ chức vào năm tới. Những nhà tổ chức khóa đào tạo Quản lý năng lượng hạt nhân lần tới đây sẽ rất hân hạnh được gặp các chuyên gia hạt nhân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала