Khác với Trung đoàn 935 đóng quân ở Biên Hòa và Trung đoàn 923 tại Thọ Xuân, đội hình Su-30MK2 của Trung đoàn 927 là mới nhất do được trang bị sau cùng. Tuy nhiên đáng tiếc là vụ tai nạn xảy ra năm 2016 với chiếc mang số hiệu 8585 đã khiến đội hình của đơn vị bị khuyết một vị trí.
Đối với đơn vị không quân vừa đưa vào khai thác vũ khí mới thì đây là điều nên được khắc phục, theo các chuyên gia nước ngoài có thể nên tìm phương án bổ sung cho biên chế của Trung đoàn?
Nhưng điều cần lưu tâm là tính năng của Su-30K khi đã nâng cấp lên chuẩn Su-30KN vẫn còn thua kém Su-30MK2 khá xa, vòng đời của nó không còn nhiều kể cả khi đã đại tu về Zero-time, mức giá 43 triệu USD cũng gần bằng Su-30MK2 sản xuất mới.
Với những nhược điểm trên, phương án mua lại 1 chiếc Su-30K tỏ ra không phù hợp, và theo thông tin mới thì có khả năng 6 chiếc còn lại cũng đã tìm được khách hàng nằm ở khu vực Nam Á hỏi mua.
Su-30M2 do Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) chế tạo chính là phiên bản nội địa dành cho Không quân Nga từ biến thể xuất khẩu Su-30MK2, về hình dáng bên ngoài nó giống hệt Su-30MK2, chỉ khác ở chỗ được tích hợp một số khí tài điện tử độc quyền của Nga.
Cụ thể, radar của Su-30M2 là loại N001VE-Pero — phiên bản nâng cấp từ N001VEP lắp đặt trên Su-30MK2, có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay cỡ lớn được tăng lên 190 km so với 150 km của N001VEP.
Động cơ của Su-27M2 là loại AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F) cùng hệ thống điểu khiển bay tiên tiến, giúp Su-30M2 đạt hiệu suất hoạt động cao cũng như tin cậy hơn Su-30MK2 bản xuất khẩu.
Sự tương đồng giữa Su-30M2 với Su-30MK2 khiến nó trở thành ứng viên sáng giá nhất trong trường hợp Việt Nam muốn kiện toàn đội hình của Trung đoàn 927, hy vọng rằng sẽ có 1 chiếc Su-30M2 hạ cánh tại Việt Nam sau khi lỡ hẹn hồi năm 2009.
Nguồn: Báo Đất Việt